Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, quan hệ thương mại Việt Nam – Đức ngày càng phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 6,98 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Sau khi kim ngạch sụt giảm ở tháng 7/2018, thì nay sang tháng 8/2018 tốc độ xuất khẩu sản phẩm từ gốm sứ đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 0,5% đạt 39,8 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2018 lên 326,3 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Sản phẩm gốm sứ của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 23,1% tỷ trọng,d dạt 75,6 triệu USD, tăng 18,74% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 8/2018 kim ngạch sản phẩm gốm sứ xuất sang thị trường này đạt 9,1 triệu USD, giảm 3,24% so với tháng 7/2018 và giảm 4,385 so với tháng 8/2017.
Thị trường đạt kim ngạch lớn đứng thứ hai là Nhật Bản, chiếm 16,5% tỷ trọng đạt 53,8 triệu USD, tăng 11,75% so với cùng kỳ, riêng tháng 8/2018 kim ngạch tăng 4,79% so với tháng 7/2018 và tăng 5,99% so với tháng 8/2017 đạt 6,4 triệu USD.
Đối với các nước EU, kim ngạch lại suy giảm so với cùng kỳ giảm 3,66% tương ứng với 53,2 triệu USD, riêng tháng 8/2018 giảm 1,23% so với tháng 7/2018 và giảm 14,82% so với tháng 8/2017 chỉ đạt 6,6 triệu USD.
Kế đến là các thị trường Mỹ, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Anh…. Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đều tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, số này chiếm 67,7% trong đó xuất sang thị trường Indonesia và Achentina tăng vượt trội, tăng lần lượt gấp hơn 2,2 lần (tức tăng 122,36%) và gấp hơn 2 lần (tức tăng 108,93%) tuy chỉ đạt tương ứng 7,7 triệu USD và trên 1 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, thị trường với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 32,2% trong đó giảm mạnh ở thị trường Thụy Sỹ giảm 64,38% chỉ với 22,8 nghìn USD và Iraq giảm 57,2% tương ứng 238,8 nghìn USD.
Đáng chú ý, cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm từ gốm sứ trong tháng 8/2018 thiếu vắng thị trường Áo và Thụy Sỹ.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm từ gốm sứ 8T/2018
Thị trường | T8/2018 (USD) | +/- so với T7/2018 (%)* | 8T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
Nhật Bản | 6.441.994 | 4,79 | 53.845.672 | 11,75 |
Mỹ | 4.886.272 | -3,97 | 50.673.099 | 19,13 |
Đài Loan (TQ) | 3.675.977 | -0,91 | 27.136.725 | -14,22 |
Campuchia | 1.721.737 | 11,59 | 19.767.893 | 58,13 |
Thái Lan | 2.303.813 | 0,55 | 18.903.569 | -21,84 |
Anh | 1.505.557 | 3,39 | 14.247.676 | -21,36 |
Hàn Quốc | 1.835.231 | 2,39 | 13.831.271 | 16,01 |
Philippines | 1.474.423 | -9,31 | 11.058.868 | 41,39 |
Hà Lan | 1.287.006 | -31,95 | 10.287.036 | 2,17 |
Trung Quốc | 1.595.029 | 2,91 | 9.537.036 | 114,6 |
Australia | 1.707.921 | 55,77 | 9.417.902 | 27,83 |
Malaysia | 1.098.272 | -34,08 | 8.311.397 | 39,72 |
Indonesia | 1.533.597 | 17,02 | 7.714.966 | 122,36 |
Italy | 1.032.856 | 12,11 | 7.687.815 | 7,21 |
Đức | 790.453 | 18,2 | 6.610.755 | 25,31 |
Pháp | 1.345.663 | 41,35 | 6.143.904 | -3,79 |
Myanmar | 643.551 | 76,2 | 4.461.659 | 4,43 |
Lào | 363.793 | -7,79 | 4.324.726 | 6,09 |
Bỉ | 201.216 | -28,32 | 2.770.623 | -12,94 |
Canada |
| -100 | 2.415.106 | 16,62 |
Đan Mạch | 117.360 | -49,72 | 2.287.461 | -2,81 |
Ấn Độ | 184.289 | 0,2 | 1.824.344 | 48 |
Thụy Điển | 269.509 | 79,92 | 1.713.482 | 40,73 |
Tây Ban Nha | 61.064 | -56,28 | 1.499.042 | 0,87 |
Singapore | 41.570 | -85,76 | 1.129.002 | -22,32 |
HongKong (TQ) | 111.946 | -60,3 | 1.035.081 | 4,01 |
Achentina | 77.473 | -56,45 | 1.024.658 | 108,93 |
Nga | 140.789 | 30,96 | 973.971 | 9,22 |
Iraq | 27.572 | -40,43 | 238.840 | -57,2 |
Áo |
|
| 34.629 | -28,63 |
Thụy Sỹ |
|
| 22.848 | -64,38 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, quan hệ thương mại Việt Nam – Đức ngày càng phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 6,98 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Dệt may và thủy sản là hai nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang Canada đều đạt kim ngạch tới cả trăm triệu USD và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất siêu của việt Nam đã đạt con số kỷ lục 4,69 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay nhờ vào sự đóng góp của 10 nhóm hàng xuất khẩu, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng.
Thép và sản phẩm từ sắt thép là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng vượt trội về kim ngạch trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Myanmar trong 8 tháng 2018.
Trung Quốc luôn dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam thời gian gần đây. Nếu như năm 2017 kim ngạch xuất sang thị trường này đạt 113,9 triệu USD thì sang năm 2018, cụ thể là 8 tháng đầu năm 2018 đạt 37,4 triệu USD, chiếm 27% tỷ trọng.
Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 8 tháng đầu năm 2018 của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ khí tăng trưởng chậm lại do giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có xu hướng tăng dần…
Chiếm 63,5% tỷ trọng, Trung Quốc đã trở thành nguồn cung chủ lực nhóm hàng nguyên phụ liệu dược phẩm cho Việt Nam tính đến hết tháng 8/2018.
Trung Quốc và Nga là hai thị trường chủ lực cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 48% tổng lượng nhóm hàng nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 đã thu về trên 5 tỷ USD, tăng 14,9%, trong khi đó nhập khẩu đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 2,4%. Như vậy, tính đến hết tháng 8, mặt hàng này đã xuất siêu trên 4 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ 2017.
Nhập khẩu bông 8 tháng đầu năm 2018 tăng ở cả lượng và trị giá, trong đó Brazil và Hàn Quốc là hai thị trường có tốc độ tăng vượt trội.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự