Trong số những thị trường Việt Nam xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm thì Hoa Kỳ là thị trường chủ lực, chiếm 23,3% tổng kim ngạch.

Sau khi sụt giảm ở tháng 6/2018, thì nay sang tháng 7 xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 18,8% về lượng và 29,7% kim ngạch, đạt 77,7 nghìn tấn, 27,5 triệu USD.
Nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tính từ đầu năm đến hết tháng 7 lên 180,8 triệu USD, đạt 554,8 nghìn tấn, tăng 3,2% về lượng và 20,5% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu phân bón chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 67,7% tổng lượng nhóm hàng đạt 376 nghìn tấn, đạt 118,1 triệu USD, tăng 5,93% về lượng và 17,96% kim ngạch so với cùng kỳ 2017. Giá xuất bình quân đạt 326 USD/tấn, tăng 16,5%.
Campuchia là thị trường chủ lực xuất khẩu phân bón của Việt Nam, chiếm 41% tổng lượng nhóm hàng đạt 227,1 nghìn tấn, kim ngạch 78,7 triệu USD, tăng 13,42% về lượng và 21,18% trị giá so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Malaysia 84,6 nghìn tấn, đạt 16,9 triệu USD, tăng 11,16% về lượng và 22,27% trị giá. Kế đến là Philippines, Lào, Hàn Quốc…
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay phân bón xuất khẩu sang các thị trường đều có lượng tăng trưởng chiếm 66,6% và ngược lại thị trường suy giảm chỉ chiếm 33,3%.
Đặc biệt, thời gian này Nhật Bản tăng nhập khẩu phân bón từ Việt Nam, tuy chỉ có trên 7 nghìn tấn, đạt 2,7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 120,35%) về lượng và 4,23 lần về trị giá (tức tăng 323,74%). Ngoài thị trường Nhật Bản thì xuất sang thị trường Đài Loan (TQ) cũng tăng đáng kể 61,16% về lượng và 60% về trị giá, đạt 1,7 nghìn tấn; 513,4 triệu USD so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại thì Hàn Quốc và Lào giảm mạnh nhập phân bón của Việt Nam. Cụ thể, thị trường Hàn Quốc giảm 50,66% về lượng và 13,24% trị giá, tương ứng với 20,7 nghìn tấn, kim ngạch 6,8 triệu USD; thị trường Lào giảm 41,92% về lượng và 13,36% trị giá chỉ với 26,8 nghìn tấn; 10,4 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Campuchia | 227.118 | 78.793.082 | 13,42 | 21,18 |
Malaysia | 84.614 | 16.905.704 | 11,16 | 22,27 |
Philippines | 29.688 | 9.726.854 | 59,57 | 85,21 |
Lào | 26.838 | 10.459.806 | -41,92 | -13,36 |
Hàn Quốc | 20.744 | 6.892.247 | -50,66 | -13,24 |
Thái Lan | 7.824 | 2.277.508 | -43,58 | -43,06 |
Nhật Bản | 7.091 | 2.743.381 | 120,35 | 323,74 |
Đài Loan | 1.787 | 513.429 | 62,16 | 60 |
Angola | 540 | 275.105 | 34,66 | 41,95 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Trong số những thị trường Việt Nam xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm thì Hoa Kỳ là thị trường chủ lực, chiếm 23,3% tổng kim ngạch.
Nếu như hai tháng đầu năm xuất khẩu than đá suy giảm cả lượng và trị giá thì ba tháng liên tiếp sau đó lại tăng trưởng khá mạnh, tăng mạnh nhất là vào tháng 3 với mức tăng 827,4% về lượng và tăng 321,7% về trị giá so với tháng 2.
Giày dép là nhóm hàng đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước (sau nhóm hàng điện thoại, dệt may và máy vi tính). Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 6/2016 đạt 1,23 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng 5/2016; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang các thị trường trong 2 quí đầu năm 2016 lên 6,27 tỷ USD, tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước 6 tháng đầu năm 2016 đạt 3,08 tỷ USD, tăng 2,67% so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, nửa đầu năm nay, nhập khẩu đậu tương của cả nước suy giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2015, giảm lần lượt 11,5% và 23,7%, tương ứng với 764,4 nghìn tấn, trị giá 308,8 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong 6 tháng đầu năm ước đạt 1,16 tỷ USD, tăng 31,22% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả Việt Nam nhiều nhất, đạt 803,8 triệu USD, tăng gần 218% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm tới 69,5% tổng lượng rau quả xuất khẩu của cả nước.
Trung Quốc là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, chiếm 52% tổng kim ngạch, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,99% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016 lượng thép nhập khẩu về Việt Nam là 9,66 triệu tấn , trị giá 3,8 tỷ USD (tăng 39,98% về lượng nhưng giảm 0,26% về trị giá). Lượng thép nhập khẩu 6 tháng đã gần bằng 2/3 tổng lượng thép nhập khẩu trong cả năm 2015 (là 15,098 triệu tấn).
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nông sản, được thị trường nước ngoài đánh giá cao nhưng 90% nông sản xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị thấp.
Sáu tháng đầu năm, ngành thủy sản liên tục gặp khó khăn trong nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hạn hán, xâm ngập mặn ở các tỉnh ĐBSCL làm ảnh hưởng đến nuôi trồng sản xuất tôm, cá tra. Sự cố môi trường xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung tuy không ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho chế biến XK nhưng cũng gây lo ngại cho các nhà NK nước ngoài, dẫn đến việc cảnh báo tăng cường kiểm tra hàng thủy sản NK từ Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự