Giá thủy sản xuất khẩu

Trong 5 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản đạt 36,32 triệu USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2015. Mức giảm này khá thấp nếu so với mức giảm trên 14% của thị trường chính là Hàn Quốc. Nhật Bản hiện là thị trường NK lớn thứ 2 chiếm 25,5% tỷ trọng.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) trong 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản NK 35.637 tấn mực, bạch tuộc. Nhật Bản NK mực, bạch tuộc từ 23 nước trên thế giới, trong đó NK nhiều nhất là từ Trung Quốc. Trong 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc XK 10.495 tấn mực, bạch tuộc sang Nhật Bản, tiếp đến là Morocco XK 11.772 tấn và Mauritania XK 4.452 tấn. Việt Nam là nước có khối lượng XK mực, bạch tuộc lớn thứ 4 vào Nhật Bản. Trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam XK 3.777 tấn mực, bạch tuộc sang Nhật Bản.
Giá trung bình NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay dao động 6,25 - 6,86 USD/kg.
Trong 5 nước XK hàng đầu sang Nhật Bản, thì Thái Lan là nước có giá trung bình XK đạt cao nhất. Các nước còn lại có mức giá gần như tương đương nhau.
Giá trung bình XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm 2016 dao động 6,4 - 7,06 USD/kg.
Nhật Bản hiện đang gia tăng NK nhuyễn thể chân đầu về để tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân một phần là do cơ quan nghề cá Nhật Bản đang tăng cường thắt chặt giới hạn khai thác nhằm giải quyết những lo ngại về việc lạm thác trong vùng biển của nước mình. Mặt khác, đồng yên tăng giá so với USD là một lợi thế trong XK vì nếu các nhà NK Nhật Bản có truyền thống ký hợp đồng giao dịch bằng tiền yên thì đồng yên tăng so với USD sẽ góp phần làm giảm giá sản phẩm mực, bạch tuộc. Đồng yên hiện tăng so với USD, 1 USD hiện đổi được 106 JPY trong khi hồi tháng 3 vừa qua 1 USD đổi được 110 JPY.
Nhật Bản hiện là thị trường NK đứng thứ 3 trên thế giới về bạch tuộc đông lạnh (HS 030759), chiếm gần 20% tỷ trọng. Tuy nhiên, đây lại là nước NK hàng đầu mặt hàng bạch tuộc chế biến (HS 160555), chiếm trên 45% tỷ trọng.
Giá trung bình nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh (HS 030759) của Nhật Bản (USD/kg)
Nước | Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 |
Morocco | 6,21 | 5,8 | 5,8 | 6,18 | 6,44 |
Mauritania | 6,19 | 6,36 | 6,51 | 7,05 | 6,83 |
Trung Quốc | 8,03 | 7,96 | 8,07 | 7,85 | 7,94 |
Việt Nam | 5,36 | 5,41 | 5,01 | 5,29 | 6,11 |
Mexico | 5,48 | 6,1 | 7,09 | 8,12 | 7,71 |
Thái Lan | 4,65 | 4,37 | 4,5 | 4,7 | 4,44 |
Senegal |
|
| 8,33 |
| 5,46 |
Indonesia | 6,93 | 7,26 | 6,9 | 7,6 | 5,53 |
Malaysia | 5,2 |
|
| 5,83 |
|
Greece |
| 8,85 |
|
|
|
Nguồn: vasep.com.vn/Vinanet
Giá thủy sản xuất khẩu
Giá rau quả xuất khẩu
Giá rau quả nhập khẩu
Giá hạt điều xuất khẩu Việt Nam
Nếu như hồi đầu năm VFA đặt ra mục tiêu XK khoảng 6,5 triệu tấn gạo, thì nay đã hạ xuống chỉ còn 5,65 triệu tấn (6 tháng đầu năm đã XK 2,65 triệu tấn; 6 tháng cuối năm dự kiến XK 3 triệu tấn), giảm 14% so với năm 2015.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 5,05 tỷ USD, tăng trưởng 7,67% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo VFA, xuất khẩu gạo của cả nước trong 6 tháng đầu năm nay đạt trên 2,65 triệu tấn, trị giá FOB 1,14 tỷ USD. So với năm 2015, sản lượng xuất khẩu giảm gần 2% nhưng trị giá FOB lại tăng 1,13%.
Bộ Công Thương cho biết để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% là nhiệm vụ hết sức nặng nề, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm.
Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng tháng thứ 3 liên tiếp… Trên thị trường, qua khảo sát, giá xe bán đến tay khách hàng cơ bản vẫn ổn định, so với thời điểm trước ngày 1/7/2016.
Việt Nam xuất khẩu hàng xơ,sợi dệt chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm tới 54% thị phần, đạt 232,6 nghìn tấn, trị giá 581,5 triệu USD, tăng 18,48% về lượng và tăng 6,24% về trị giá so cùng kỳ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự