Quý 1/2019, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu xi măng, chè, dầu thô và hóa chất từ Việt Nam, đều tăng gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu sau khi sụt giảm cả về lượng và kim ngạch trong tháng 2/2019, thì tháng 3/2019 tăng mạnh 110,5% về khối lượng và tăng 102,3% về kim ngạch so với tháng 2/2019, đạt 35.269 tấn, tương đương 89,45 triệu USD; so với tháng 3/2018 thì tăng 17,3% về lượng nhưng giảm 15,8% về kim ngạch.
Giá xuất khẩu trong tháng 3/2019 đạt trung bình 2.536 USD/tấn, giảm 3,9% so với tháng 2/2019 và giảm mạnh 28,2% so với tháng 3/2018.
Tính chung trong cả quý 1/2019 cả nước xuất khẩu 70.939 tấn hạt tiêu, tương đương 189,57 triệu USD, tăng 18,2% về lượng nhưng giảm 14,5% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu quý 1/2019 giảm mạnh 26,3% so với quý 1/2018, đạt 2.672,3 USD/tấn.
Đáng chú ý trong quý 1 năm nay là giá xuất khẩu hạt tiêu sang tất cả các thị trường đều sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, do đó khối lượng xuất khẩu sang một số thị trường tăng mạnh nhưng kim ngạch vẫn bị sụt giảm như: xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 34% về lượng nhưng kim ngạch giảm 1,6% và giá giảm 26,5%; Pháp tăng 28,4% về lượng nhưng kim ngạch giảm 20% và giá giảm 37,7%; Ba Lan tăng 25,7% về lượng nhưng kim ngạch giảm 9,6% và giá giảm 28%
Bên cạnh đó là các thị trường sụt giảm mạnh cả về giá, lượng và kim ngạch gồm có: Ukraine giảm 30,9% về giá, giảm 44% về lượng và giảm 61,3% kim ngạch, đạt 218 tấn, tương đương 0,49 triệu USD, giá 2.238 USD/tấn. Kuwait giảm mức tương ứng 27,8%, 43,7% và 59,4%, đạt 166 tấn, tương đương 0,44 triệu USD, giá 2.632,5 USD/tấn; Bỉ giảm mức tương ứng 23,3%, 42,9% và 56,2%, đạt 40 tấn, tương đương 0,16 triệu USD, giá 4.063 USD/tấn.
Xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 13.812 tấn, tương đương 39,65 triệu USD, chiếm 19,5% trong tổng lượng và chiếm 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 33,3% về lượng nhưng kim ngạch giảm 7,4% so với cùng kỳ, giá giảm 30,6%, đạt 2.870,7 USD/tấn.
Xuất khẩu hạt tiêu sang EU chiếm 9% trong tổng lượng và chiếm 11,3% trong tổng kim ngạch, đạt 6.359 tấn, tương đương 21,46 triệu USD, tăng rất mạnh 108,5% về lượng và tăng 42,2% về kim ngạch, giá giảm 31,8%, đạt 3.375 USD/tấn.
Xuất khẩu sang Ấn Độ mặc dù tăng 5,3% về lượng, nhưng vẫn giảm 24,8% về kim ngạch và giảm 28,6% về giá so với cùng kỳ, đạt 7.508 tấn, tương đương 18,84 triệu USD, giá 2.509,5 USD/tấn, chiếm 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Hạt tiêu xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung tăng rất mạnh 170,2% về lượng và tăng 84,6% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 4.261 tấn, tương đương 11,54 triệu USD, chiếm trên 6% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu hạt tiêu quý 1/2019
Thị trường | Quý 1/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 70.939 | 189.567.017 | 18,17 | -14,48 |
Mỹ | 13.812 | 39.650.216 | 33,27 | -7,44 |
Ấn Độ | 7.508 | 18.841.291 | 5,27 | -24,82 |
Pakistan | 3.910 | 9.714.205 | -2,08 | -29,05 |
U.A.E | 3.671 | 8.783.739 | 9,42 | -19,65 |
Hà Lan | 1.800 | 6.595.261 | 12,08 | -22,3 |
Đức | 1.993 | 6.408.588 | -2,45 | -26,04 |
Hàn Quốc | 1.917 | 5.350.074 | 60,55 | 11,21 |
Thái Lan | 1.498 | 4.857.686 | -1,45 | -29,9 |
Anh | 1.182 | 4.167.555 | 20,24 | -15,97 |
Ai Cập | 1.810 | 3.969.589 | 4,38 | -20,16 |
Philippines | 1.724 | 3.852.550 | 59,19 | 17,62 |
Saudi Arabia | 987 | 2.488.083 |
|
|
Canada | 842 | 2.441.725 | 21,15 | -22,17 |
Senegal | 945 | 2.192.774 |
|
|
Nam Phi | 708 | 2.176.856 | -7,57 | -37,58 |
Australia | 555 | 1.987.215 | -4,31 | -33,55 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 823 | 1.877.726 | 34,04 | -1,53 |
Nga | 833 | 1.864.750 | 11,66 | -18,86 |
Nhật Bản | 718 | 1.765.427 | 8,62 | -53,51 |
Tây Ban Nha | 431 | 1.346.712 | -41,2 | -51,49 |
Ba Lan | 416 | 1.236.022 | 25,68 | -9,62 |
Myanmar | 439 | 1.098.375 |
|
|
Malaysia | 351 | 1.073.047 | 9,01 | -20,07 |
Pháp | 285 | 897.207 | 28,38 | -19,99 |
Algeria | 309 | 728.520 |
|
|
Singapore | 249 | 658.958 | 5,51 | -14,43 |
Italia | 212 | 647.805 | -24,01 | -44,66 |
Ukraine | 218 | 487.912 | -43,96 | -61,27 |
Kuwait | 166 | 436.992 | -43,73 | -59,37 |
Sri Lanka | 150 | 429.300 |
|
|
Bỉ | 40 | 162.533 | -42.86 | -56.16 |
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Quý 1/2019, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu xi măng, chè, dầu thô và hóa chất từ Việt Nam, đều tăng gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ 3 tháng đầu năm 2019 đạt gần 13,32 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2019 kim ngạch xuất khẩu túi xách, va li, ô dù ra thị trường nước ngoài đạt 841,23 triệu USD, tăng 10,4% so với quý 1/2018; trong đó riêng tháng 3/2019 đạt 299,8 triệu USD, tăng mạnh 82,5% so với tháng 2/2019 và tăng 9,7% so với tháng 3/2018.
Tuy là thị trường đứng thứ tư về lượng bông nhập khẩu trong quý 1/2019, nhưng tốc độ tăng trưởng từ Achentina tăng đột biến cả về lượng và trị giá so với quý 1/2018.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa quý 1/2019 đạt 807,33 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Quý 1/2019 xuất khẩu than đá của cả nước đạt 31.381 tấn, thu về 4,34 triệu USD, giảm mạnh 94,6% về lượng và giảm 94,2% về kim ngạch so với quý 1/2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sau khi sụt giảm mạnh trên 60% trong tháng 2/2019 thì sang tháng 3/2019 lại tăng rất mạnh 93,7% so với tháng liền kề trước đó, đạt 2,53 tỷ USD; so với cùng tháng năm 2018 cũng tăng 9,3%.
Trung Quốc – thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng năm 2019, kim ngạch tăng so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng điện tử máy tính và linh kiện tăng gần 81%...
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, quý 1/2019 cả nước xuất khẩu gần 8,56 triệu tấn xi măng và clinker, thu về 364,57 triệu USD, tăng 0,6% về lượng và tăng 22,8% về kim ngạch so với quý 1/2018. Giá xuất khẩu tăng 22%, đạt trung bình 42,6 USD/tấn.
4 tháng có 16 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó một số mặt hàng có giá trị tăng so với cùng kỳ năm trước…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự