Theo Cục Phòng vệ thương mại, hàng xuất khẩu Việt Nam như sắt, thép, đồ gia dụng, điện tử… dính líu đến các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của WTO ngày càng tăng.

Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong tháng 11/2018 giảm so với tháng 10/2018, tính chung 11 tháng 2018 đạt trên 5 triệu USD tăng gấp 16,4 lần so cùng kỳ năm trước.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ trong tháng 11/2018 giảm 18,63% so với tháng trước đó chỉ đạt 431,24 triệu USD, nếu so với tháng 11/2017 thì tăng 43,31%, nhưng tính chung 11 tháng năm 2018 tốc độ xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ vẫn có mức tăng trưởng khá 82,18% so với cùng kỳ năm trước.
Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các mặt hàng công nghiệp và đạt kim ngạch cao trên 100 triệu USD, trong đó cao nhất là máy móc thiết bị phụ tùng đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm 26,6% tỷ trọng, tăng gấp 5,5 lần (tức tăng 449,84%) so với cùng kỳ - đây cũng là mặt hàng có mức tăng trưởng vượt trội.
Đứng thứ hai về kim ngạch là điện thoại các loại và linh kiện đạt 785,75 triệu USD, tăng 54,43%; kế đến là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 59,89% đạt 736,85 triệu USD….
Trong nhóm hàng công nghiệp xuất sang thị trường Ấn Độ thời gian này, ngoài mặt hàng máy móc thiết bị phụ tùng tăng vượt trội, thì một số mặt hàng khác cũng tăng mạnh như: sản phẩm từ sắt thep, tuy chỉ đạt 177,2 triệu USD nhưng so với cùng kỳ cũng tăng mạnh gấp gần 3 lần (tức tăng 197,36%); sản phẩm từ chất dẻo tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 143,23%) đạt 43,22 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 108,09%) đạt 167,47 triệu USD.
Đặc biệt nhóm hàng sản phẩm mây, tre, cói và thảm xuất sang thị trường Ấn Độ tăng đột biến, gấp 16,4 lần (tức tăng 1545,4%) tuy kim ngạch chỉ đạt trên 5 triệu USD, mặc dù tháng 11/2018 kim ngạch chỉ đạt 514,4 nghìn USD, giảm 8,87% so với tháng 10/2018 nhưng so với tháng 11/2017 cũng tăng gấp tới 15,5 lần (tức tăng 1457,38%).
Bên cạnh những mặt hàng Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu, thì ngược lại Ấn Độ cũng giảm mạnh nhập khẩu chè từ Việt Nam, giảm 55,61% về lượng và 63,86% trị giá, tương ứng với 744 tấn, trị giá 712,1 nghìn USD, bên cạnh đó gỗ và sản phẩm gỗ cũng giảm 19,69% chỉ với 43,85 triệu USD; hạt điều giảm 9,65% về lượng và 19,92% trị giá với 4,3 nghìn tấn, trị giá 32,21 triệu USD.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ 11 tháng 2018
Mặt hàng
| 11T/2018 |
+/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 6.136.990.066 |
| 82,18 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 1.629.599.209 |
| 449,84 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 785.751.511 |
| 54,43 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 736.856.553 |
| 59,89 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 522.769.553 |
| 25,69 |
Hóa chất |
| 346.409.171 |
| 55,65 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 177.250.780 |
| 197,36 |
Sắt thép các loại | 207.912 | 169.896.177 | 34,9 | 39,17 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 167.479.604 |
| 108,09 |
Cao su | 91.317 | 130.281.069 | 93,73 | 66,25 |
Xơ, sợi dệt các loại | 31.072 | 121.922.720 | 0,97 | 9,62 |
Giày dép các loại |
| 92.290.492 |
| 64,24 |
Cà phê | 53.763 | 89.536.967 | 37,34 | 13,19 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 66.254.191 |
| 20,56 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 61.992.460 |
| 35,04 |
Sản phẩm hóa chất |
| 60.468.012 |
| 45,07 |
Hạt tiêu | 18.953 | 59.077.719 | 29 | -18,41 |
Hàng dệt, may |
| 58.496.480 |
| 12,91 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 43.851.489 |
| -19,69 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 43.220.776 |
| 143,23 |
Hạt điều | 4.390 | 32.213.163 | -9,65 | -19,92 |
Chất dẻo nguyên liệu | 25.456 | 31.042.775 | 4,68 | 14,18 |
Hàng thủy sản |
| 25.919.848 |
| 44,32 |
Than các loại | 91.942 | 13.484.404 | 54,46 | 52,86 |
Sản phẩm từ cao su |
| 9.474.071 |
| 90,35 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 5.050.134 |
| 1.545,40 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 2.729.089 |
| 58,49 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 731.452 |
| 50,84 |
Chè | 744 | 712.150 | -55,61 | -63,86 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo Cục Phòng vệ thương mại, hàng xuất khẩu Việt Nam như sắt, thép, đồ gia dụng, điện tử… dính líu đến các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của WTO ngày càng tăng.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2018 đơn vị này phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.633 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan, tăng 9,54% so với cùng kỳ.
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành da giày túi xách năm 2018, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, 11 tháng năm 2018, ngành da giày đã đạt 17,68 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Dự kiến cả năm 2018, xuất khẩu của ngành sẽ đạt mục tiêu đề ra là 19,5 tỷ USD.
11 tháng đầu năm số lượng nhập khẩu giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước và kim ngạch giảm 20,8%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 5,78 triệu tấn sắt thép, thu về 4,21 tỷ USD, tăng mạnh 36,2% về lượng và tăng 49,5% về kim ngạch so với 11 tháng đầu năm 2017, giá xuất khẩu tăng 9,7%, đạt trung bình 728,9 USD/tấn.
Tiếp đà tăng trưởng từ tháng 10/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy tháng 11/2018 đạt 77 triệu USD, tăng 5,7% so với tháng 10/2018 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm 2018 lên 900 triệu USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Chỉ trong 11 tháng, có tới 13 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2017.
Trong số các thị trường nhập khẩu sắt thép 11 tháng đầu năm nay, có 67% số thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt trên 10,7 triệu tấn, tương đương 7,24 tỷ USD.
Hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Ba Lan liên tục tăng trưởng mạnh, 11 tháng đầu năm 2018, kim ngạch tăng 73,3%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự