Việt Nam chủ yếu nhập khẩu lúa mì từ Austrlaia, chiếm 45,9% tổng lượng lúa mì nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 9,46 tỷ USD, chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Riêng tháng 4/2019 giảm 7,5% so với tháng liền kề trước đó, nhưng tăng 10,7% so với tháng 4/2018, đạt 2,34 tỷ USD.
Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ chiếm 46,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 4,42 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
Nhật Bản đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 12,3% trong tổng kim ngạch, tăng 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp đến thị trường EU đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5%, chiếm 12%.
Hàng dệt may xuất sang thị trường Hàn Quốc đạt 982,62 triệu USD, tăng 7,2%, chiếm 10,4%.
Thị trường Đông Nam Á chiếm 4,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam, đạt 435,35 triệu USD, tăng 45% so với 4 tháng đầu năm 2018.
Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Canada mới chỉ chiếm 2% trong tổng kim ngạch, đạt 202,93 triệu USD, nhưng tăng trưởng tốt 22,3% so với cùng kỳ, từ ngày 8/3/2019 Thông tư hướng dẫn về CPTPP của Bộ Công thương có hiệu lực, đã có trên 400 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được cấp cho hàng xuất khẩu sang thị trường Canada, đáng lưu ý là trong đó phần lớn là hàng dệt may bởi đây là mặt hàng được giảm thuế ngay sau khi CPTPP có hiệu lực.
Hiện nay mặt hàng dệt may đang tận dụng rất tốt quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu sang Canada để hưởng ưu đãi thuế từ CPTPP. Theo cam kết trong CPTPP, nếu đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, mặt hàng dệt may cũng được giảm thuế từ 17-18% xuống còn 0%.
Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dệt may là ngành hàng có nhiều cơ hội lớn từ CPTPP, với nhiều thị trường có tiềm năng lớn như Australia, Canada....
Thời gian vừa qua, để đáp ứng yêu cầu từ sợi trở đi (từ công đoạn kéo sợi, dệt, nhuộm vải) đều có xuất xứ trong khu vực CPTPP các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu ở trong nước và trong khối CPTPP để hưởng ưu đãi thuế quan, thông qua đó gia tăng xuất khẩu.
Nhìn chung trong 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu hàng dệt may sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó đặc biệt chú ý là thị trường Ghana mặc dù chỉ đạt 3,69 triệu USD nhưng so với cùng kỳ tăng mạnh gấp 48,4 lần; Ngoài ra xuất khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường như: Nigeria tăng 405,2%, đạt 12,8 triệu USD; Angola tăng 184,6%, đạt 11,5 triệu USD; Nga tăng 84,4%, đạt 65,06 triệu USD; Lào tăng 73,8%, đạt 2,58 triệu USD.
Xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường | T4/2019 | +/- so tháng T3/2019 (%) | 4T/2019 | +/- so cùng kỳ năm trước (%) |
Tổng kim ngạch XK | 2.343.196.511 | -7,52 | 9.461.322.193 | 10,89 |
Mỹ | 1.099.630.447 | -7,36 | 4.421.219.075 | 8,76 |
Nhật Bản | 265.410.812 | -17,17 | 1.162.481.130 | 4,53 |
Hàn Quốc | 223.418.611 | -22,18 | 982.617.965 | 7,18 |
Trung Quốc đại lục | 102.125.291 | -6,37 | 413.717.683 | 18,87 |
Anh | 49.830.443 | -14,74 | 221.255.868 | 2,72 |
Đức | 53.538.993 | -2,43 | 209.302.878 | -3,78 |
Canada | 57.139.948 | 11,92 | 202.933.049 | 22,26 |
Hà Lan | 50.678.372 | 20,97 | 179.603.807 | 12,14 |
Campuchia | 41.343.827 | -19,7 | 178.796.915 | 59,36 |
Pháp | 37.326.424 | -2,8 | 154.283.910 | 3,78 |
Tây Ban Nha | 25.974.647 | -8,25 | 117.424.141 | 1,27 |
Bỉ | 27.703.143 | 31,11 | 89.943.813 | 31,73 |
Indonesia | 21.529.373 | -8,89 | 87.127.706 | 64,72 |
Italia | 32.939.136 | 86,05 | 84.987.737 | 26,47 |
Hồng Kông (TQ) | 22.829.939 | 3,45 | 82.813.154 | 32,55 |
Đài Loan (TQ) | 16.954.198 | -22,59 | 79.924.455 | 27,84 |
Australia | 17.928.734 | -18,68 | 78.539.889 | 24,31 |
Nga | 25.251.065 | 61,36 | 65.056.694 | 84,38 |
Thái Lan | 15.229.336 | -10,19 | 62.553.800 | 53,2 |
Chile | 16.989.825 | 95,76 | 48.417.741 | 54,97 |
Malaysia | 9.304.251 | 0,04 | 33.965.777 | 14,55 |
Mexico | 10.067.093 | 29,52 | 32.693.282 | 25,87 |
Philippines | 9.463.395 | 20,78 | 31.465.838 | 24,45 |
Singapore | 8.487.328 | 15,29 | 28.886.292 | -6,3 |
Bangladesh | 5.658.206 | -30,32 | 27.568.352 | 66,92 |
Ấn Độ | 7.360.571 | 26,5 | 23.976.172 | 62,97 |
Thụy Điển | 5.734.245 | 0,74 | 22.971.906 | -4,23 |
U.A.E | 5.914.836 | -6 | 21.665.201 | -25,04 |
Đan Mạch | 5.210.726 | 1,01 | 21.374.136 | -19,57 |
Brazil | 4.391.391 | -6,02 | 18.417.956 | 2,52 |
Ba Lan | 3.928.041 | -26,35 | 16.448.028 | -8,94 |
Saudi Arabia | 4.292.963 | -9,56 | 15.381.025 | -0,94 |
Nigeria | 1.482.699 | 32,72 | 12.800.327 | 405,17 |
Angola | 3.622.061 | 127,86 | 11.497.211 | 184,63 |
Myanmar | 2.719.837 | -13,09 | 9.970.266 | 44,26 |
Nam Phi | 2.837.020 | 35,29 | 9.914.800 | 2,73 |
Áo | 3.900.345 | 52,26 | 9.577.627 | -14,7 |
New Zealand | 2.569.591 | -2,51 | 9.317.539 | 47,95 |
Sri Lanka | 3.675.816 | 116,33 | 8.600.278 |
|
Thổ Nhĩ Kỳ | 2.492.247 | -1,87 | 8.202.334 | -42,2 |
Cộng hòa Tanzania | 156.991 | -91,1 | 6.431.497 |
|
Achentina | 1.514.075 | -35,59 | 6.047.062 | -17,83 |
Na Uy | 1.194.365 | -24,37 | 5.897.556 | -25,1 |
Israel | 1.335.528 | 77,27 | 5.562.786 | -7,65 |
Panama | 1.607.023 | 24,06 | 5.217.925 | -4,02 |
Colombia | 1.113.537 | -1,68 | 3.947.176 |
|
Phần Lan | 1.878.415 | 132,52 | 3.752.101 | -12,88 |
Ghana |
| -100 | 3.686.859 | 4,736,11 |
Séc | 1.546.088 | 314,25 | 3.567.257 | 14,25 |
Mozambique | 70.116 |
| 3.446.060 |
|
Pê Ru | 1.179.399 | 112,96 | 2.968.176 |
|
Thụy Sỹ | 1.005.602 | 42,18 | 2.824.757 | -27,29 |
Lào | 921.234 | 60,1 | 2.578.902 | 73,83 |
Kenya | 762.493 | 51,43 | 2.276.672 |
|
Hy Lạp | 709.801 | -1,6 | 2.070.659 | -14,76 |
Ai Cập | 594.980 | 116,91 | 2.035.048 | 18,79 |
Luxembourg | 348.488 | -34,07 | 1.459.757 |
|
Ukraine | 741.448 | 634,81 | 1.182.368 | 9,01 |
Senegal |
| -100 | 878.500 |
|
Slovakia | 134.999 | -20,55 | 473.445 | 51,49 |
Hungary |
|
| 151.568 | -88,63 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu lúa mì từ Austrlaia, chiếm 45,9% tổng lượng lúa mì nhập khẩu.
Mặt hàng phân bón của Việt Nam đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Campuchia, chiếm 27,9%...
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2016 đạt gần 10,85 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 13,2% trong tổng kim xuất khẩu của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch gần 6,6 tỷ USD, chiếm 60,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Giá thủy sản xuất khẩu tuần
Giá rau quả xuất khẩu tuần
Giá rau quả nhập khẩu
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu về Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016 giảm nhẹ 6,23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015, trị giá 13,09 tỷ USD, chiếm 16,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của Việt Nam.
Việt Nam nhập khẩu hàng rau quả chủ yếu từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia…
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tính đến 7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 96,83 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Điện thoại và linh kiện đứng đầu hàng xuất khẩu chủ lực.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự