Tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm giữ tiếp đà tăng trưởng. Nhà máy sản xuất thủy tinh lớn nhất miền Trung đã đi vào hoạt động, dự báo thời gian tới nhóm hàng này hướng đến nhu cầu xuất khẩu trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và y tế.

Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sụt giảm trong tháng 11/2018, nhưng tính chung 11 tháng 2018 thì tăng mạnh cả về lượng và trị giá.
Số liệu từ TCHQ cho thấy, tháng 11/2018 Việt Nam đã xuất khẩu được 81,67 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, thu về 98,43 triệu USD, giảm 7,2% về lượng và 9,1% về trị giá so với tháng 10. Như vậy, sau khi tăng trưởng ở tháng 10/2018 thì nay sang tháng 11/2018 đã sụt giảm trở lại. Tính chung 11 tháng năm 2018 đã xuất khẩu 807,64 nghìn tấn, trị giá 861,36 triệu USD, tăng 94,1% về lượng và 88,1% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Trong số những thị trường nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam, thì Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu kim ngạch, ngoài những yếu tố khiến Trung Quốc tăng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam thì yếu tố vị trí địa lý cũng là một trong những nguyên nhân. Mặc dù, tháng 11/2018 so với tháng 10/2018 Trung Quốc giảm nhập từ Việt Nam, cụ thể giảm 29,11% về lượng và 35,49% trị giá tương ứng với 34,2 nghìn tấn, trị giá 32,79 triệu USD, nhưng nếu tính chung 11 tháng năm 2018 thì lại tăng mạnh, gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 208,38%) và gấp 2,3 lần trị giá (tức tăng 225,02%) đạt 481,9 nghìn tấn, trị giá 400,53 triệu USD.
Indonesia thị trường đứng thứ 2 đạt 63 nghìn tấn, trị giá 90,48 triệu USD, nhưng so với cùng tốc độ xuất sang thị trường này suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 16,37% và 9,23% mặc dù giá xuất bình quân tăng 8,53% đạt 1434,24 USD/tấn. Riêng tháng 11/2018 đạt 11,6 nghìn tấn, trị giá 15,19 triệu USD, tăng 20,21% về lượng và 13,79% trị giá so với tháng 10/2018. Kế đến là các thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan….Đối với thị trường Nhật Bản, tuy đứng thứ sau các thị trường Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ nhưng lại có lượng tăng mạnh gấp hơn 2 lần (tức tăng 103,73%) và 89,62% trị giá, tương ứng với 20,9 nghìn tấn, trị giá 28,85 triệu USD.
Nhìn chung, 11 tháng đầu năm lượng chất dẻo nguyên liệu xuất sang các thị trường đều tăng trưởng, chiếm 76,19%. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Bờ Biển Ngà vẫn giữ được tốc độ tăng mạnh, nếu như 10 tháng năm 2018 gấp 18,4 lần về lượng và 9,8 lần về trị giá, thì nay 11 tháng 2018 vẫn tăng mạnh gấp 9,1 lần về lượng (tức tăng 812,12%) và 6,5 lần về trị giá (tức tăng 549,73%), tuy chỉ đạt 301 tấn, trị giá 291,3 nghìn USD.
Bên cạnh đó, xuất sang thị trường Ấn Độ cũng tăng khá, gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 112,45%) và tăng 98,34% trị giá mặc dù giá xuất cũng giảm 6,64% xuống 1370,19 USD/tấn, tương ứng với 19,2 nghìn tấn; 26,31 triệu USD. Ngoài ra, xuất sang thị trường Campuchia và Italia tăng tăng trên 100%. Cụ thể xuất sang Campuchia đạt 10 nghìn tấn, trị giá 15 triệu USD, tăng 93,49% về lượng và 110,99% trị giá; Italia tăng 80,32% về lượng và 152,39% Trị giá đạt 2,46 nghìn tấn, trị giá 3,5 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh 68,17% về lượng và 62,02% trị giá tương ứng với 614 tấn, 964,5 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu chất dẻo và nguyên liệu 11 tháng năm 2018
Thị trường | 11T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 516.122 | 433.257.419 | 165,59 | 189,55 |
Indonesia | 63.091 | 90.487.604 | -16,37 | -9,23 |
Ấn Độ | 25.456 | 31.042.775 | 4,68 | 14,18 |
Nhật Bản | 20.939 | 28.853.438 | 103,73 | 89,62 |
Thái Lan | 20.155 | 36.521.631 | -6,24 | 5,68 |
Philippines | 10.380 | 14.703.309 | 26,97 | 28,57 |
Hàn Quốc | 10.106 | 20.784.688 | 37,61 | 76,08 |
Campuchia | 10.079 | 15.022.755 | 93,49 | 110,99 |
Bangladesh | 9.510 | 12.981.458 | 57,01 | 38,65 |
Malaysia | 9.281 | 14.915.651 | 13,18 | 22,49 |
Đài Loan | 8.250 | 15.418.894 | -1,42 | 6,5 |
Myanmar | 4.572 | 5.945.548 | 66,32 | 56,69 |
Australia | 3.306 | 4.703.267 | 6,92 | 5,49 |
Italy | 2.465 | 3.505.805 | 80,32 | 152,39 |
Canada | 2.269 | 4.289.655 | -15,71 | -15,07 |
Singapore | 1.748 | 3.003.778 | 17,95 | 11,44 |
Hồng Kông (TQ) | 1.384 | 2.598.331 | -9,6 | -1,18 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 614 | 964.570 | -68,17 | -62,02 |
Nam Phi | 545 | 687.068 | -43,87 | -26,27 |
Bờ Biển Ngà | 301 | 291.306 | 812,12 | 549,73 |
Bồ Đào Nha | 54 | 65.604 | 50 | 57,09 |
Theo Vinanet.vn
Tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm giữ tiếp đà tăng trưởng. Nhà máy sản xuất thủy tinh lớn nhất miền Trung đã đi vào hoạt động, dự báo thời gian tới nhóm hàng này hướng đến nhu cầu xuất khẩu trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và y tế.
Xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện đã lấy lại đà tăng trưởng. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của sản phẩm này.
Xuất khẩu giày dép sang Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 5,26 tỷ USD, chiếm 35,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.
Xuất khẩu sản phẩm gốm sứ sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng, số thị trường này chiếm 62,5%.
Sau khi suy giảm trong tháng 9/2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ sắt thép tăng hai tháng liên tiếp, cụ thể tháng 10/2018 tăng 0,2%, tháng 11/2018 tăng 4,8% nâng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 11 tháng 2018 lên trên 2,7 tỷ USD tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 11/2018, xuất khẩu xơ sợi dệt của Việt Nam tăng cả lượng và trị giá so với tháng 10/2018, tăng lần lượt 2,4% và 2,8% đạt tương ứng 127,8 nghìn tấn, trị giá 344,59 triệu USD, nâng lượng xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng 2018 lên 1,34 triệu tấn, trị giá trên 3,6 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng và 12,6% về trị giá so với cùng kỳ 2017.
Trung Quốc dẫn đầu về tiêu thụ dây điện, cáp điện của Việt Nam, đạt 581,64 triệu USD, chiếm 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 11 tháng đầu năm 2018 đạt trên 6 tỷ USD, nhưng ngược lại Việt Nam cũng phải nhập từ thị trường này trên 3,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt mặt hàng ngô tăng đột biến gấp trên 80 lần về lượng và 18 lần trị giá.
Hoạt động xuất khẩu chè trong tháng 11/2018 sụt giảm cả lượng và trị giá,; thị trường nuyên liệu nhìn chung ổn định, dự báo không có biến động mạnh đến sát Tết Nguyên đán
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sản phẩm từ sắt thép nhập khẩu về Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2018 tăng tương đối mạnh 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,34 tỷ USD, chiếm 1,5% tỷ trọng hàng nhập khẩu các loại của cả nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự