UBND tỉnh Quảng Ninh vừa công bố danh sách 49 doanh nghiệp được thực hiện thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Ka Long thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến hết ngày 31/12/2016.

Xuất khẩu nguyên liệu cao su của doanh nghiệp trong nước vốn đã gặp nhiều khó do giá bán bị giảm nhiều từ đầu năm đến nay giờ lại bị ảnh hưởng nặng tại thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc do việc phá giá đồng nhân dân tệ.
Trên thực tế lượng cao su xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng theo các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này, giá trị xuất khẩu lại thấp hơn do giá xuất khẩu bị giảm mạnh.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2015, lượng cao su xuất khẩu của cả nước tăng 14,2% nhưng giá xuất khẩu bình quân giảm tới 20,2% nên trị giá xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 763 triệu đô la Mỹ, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo cơ quan này, hiện Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 7 tháng qua với 248.000 tấn, tăng 37,8% và chiếm 48% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Tại một cuộc họp báo vào tuần rồi giới thiệu về Triển lãm Quốc tế lần thứ 15 về Máy - thiết bị ngành công nghiệp nhựa và cao su sắp diễn ra tại TPHCM, bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), cho biết trước đây xuất khẩu cao su thiên nhiên sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 60% trong cơ cấu xuất khẩu cao su của Việt Nam, nay dù đã giảm chỉ còn khoảng 40%-45% nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành cao su.
Do đó, theo bà Hoa, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ đã ít nhiều ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, khi đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ khiến cho giá cao su nhập khẩu mắc hơn, do đó nước này sẽ có xu hướng sử dụng cao su nội địa thay vì nhập khẩu.
Đối với các hợp đồng thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, trước bối cảnh đồng nhân dân tệ mất giá, các doanh nghiệp Trung Quốc phải chi thêm hơn 4% cho các đơn hàng mua với giá trước đây, vì vậy họ đang có xu hướng ép giá cao su Việt Nam để bù đắp lại phần thâm hụt khi chuyển đổi từ nhân dân tệ sang đô la Mỹ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến cao su trong nước khi tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn bởi các sản phẩm cao su như lốp xe, găng tay, băng tải… nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam với giá rẻ hơn trước đây.
Tuy nhiên, về tổng thể, bà Hoa cho rằng vẫn có điểm sáng khi các doanh nghiệp trong ngành đã dần chuyển từ bán cao su thô sang chế biến các sản phẩm như găng tay, lốp xe, băng tải… để xuất khẩu đi các thị trường khác thế giới.
Lượng và đơn giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo tháng năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 1,07 triệu tấn cao su, giá trị thu về là 1,8 tỉ đô la Mỹ. Mức xuất khẩu này tương đương năm 2013 song giá trị thu về giảm gần 28% do giá bán giảm. Cụ thể, giá xuất khẩu trung bình trong 11 tháng của năm 2014 là 1.695 đô la Mỹ/tấn, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2014, giá cao su xuống thấp được VRA giải thích ngoài yếu tố phụ thuộc vào một thị trường còn một phần do cung vượt quá cầu. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, một khi giá cao su xuống thấp, giá bán mủ không bù đắp được chi phí bỏ ra, người dân sẽ tạm ngưng khai thác, thậm chí một số hộ dân sẽ quyết định chặt bỏ vườn cao su để trồng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa công bố danh sách 49 doanh nghiệp được thực hiện thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Ka Long thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến hết ngày 31/12/2016.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016 cả nước xuất khẩu được gần 68.556 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch gần 556 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 10,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2015. Giá tiêu đen xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 7.680 USD/tấn, giảm 1.100 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước; tiêu trắng 11.500 USD/tấn, giảm 1.084 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 4/2016 đạt trên 559,68 triệu USD (tăng 5,5% so với tháng trước đó), đưa tổng giá XK thủy sản 4 tháng đầu năm đạt hơn 1,96 tỷ USD (tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2015). Đây là tín hiệu lạc quan để có thể hy vọng xuất khẩu cả năm 2016 tăng trưởng tốt
Không thương hiệu, thiếu thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hoá chất hay truy xuất được nguồn gốc… là những điểm yếu khiến xuất khẩu gạo Việt Nam vào các thị trường TPP khó gia tăng.
Số liệu Bộ NN&PTNT cho thấy, 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 764 triệu USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ 2015. Đến tháng 5/2016, con số này đã tăng lên hơn 900 triệu USD, dự kiến trái cây Việt sẽ phá kỷ lục vào cuối năm nay.
Tính đến hết tháng 4/2016, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 115,1 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng năm trước, chiếm 22,7% tổng giá trị XK.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tháng 4/2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt 38 triệu USD, giảm 0,9% so với tháng 3- đây là lần suy giảm thứ hai kể từ đầu năm. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt 147,7 triệu USD, giảm 6,33% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016 cả nước nhập khẩu 4,21 triệu tấn xăng dầu, trị giá 1,45 tỷ USD (tăng 17,37% về lượng, nhưng giảm 27,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước).
Trong 3 năm gần đây, nhu cầu về thịt bò của Việt Nam tăng rất nhanh trong khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ.
Ngoài tiềm năng xuất khẩu lên đến 20 tỷ USD, gấp 3 lần kim ngạch hiện nay, Việt Nam còn được xem là điểm đến của xu hướng dịch chuyển trung tâm sản xuất đồ gỗ thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự