Nhiều chuyên gia dự báo, ngành rau quả Việt Nam sẽ có cơ hội và tiềm năng để vươn lên xuất khẩu ấn tượng trong năm 2016.

Cá ngừ Việt Nam hiện đang được xuất sang 107 thị trường.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, càng về cuối năm xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sẽ tăng, do nhu cầu tiêu thụ vào những dịp lễ tết tăng cao. Tuy nhiên, năm nay, do giá cá ngừ vẫn ở mức thấp, cộng với nhu cầu tiêu thụ tại các nước thấp nên xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam những tháng cuối năm vẫn giảm.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của nước ta chỉ đạt hơn 424 triệu USD, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Cá ngừ Việt Nam được xuất sang 107 thị trường.
VASEP cho biết, sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam tiếp tục tăng tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các sản phẩm cá ngừ tươi, sống và đông lạnh có giá trị cao lại giảm tỷ trọng.
Đáng chú ý vẫn là sự tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ sang Nga. Nếu như năm 2014, Nga còn là thị trường nhỏ đối với xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thì sang đến năm 2015, Nga đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 8.
Đối với thị trường Mỹ, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ trong tháng 11 chỉ đạt gần 14 triệu USD, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng giá trị XK cá ngừ từ đầu năm tới 30/11/2015 lên gần 177,8 triệu USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Như vậy, NK cá ngừ của Mỹ từ Việt Nam trong tháng 11 chỉ bằng 61% so với tháng 10, giảm mạnh hơn so với năm ngoái.
VASEP cho biết, năm nay, Mỹ nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ tươi, sống và đông lạnh của Việt Nam nhiều hơn so với năm ngoái. Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này sang đây trong 11 tháng đầu năm đạt gần 104 triệu USD, tăng 19,8% với năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu thăn cá ngừ tăng mạnh nhất. Trái lại, năm nay xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến sang thị trường lớn nhất này lại giảm gần 2% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu cá ngừ sang EU vẫn rất ảm đạm. Xuất khẩu cá ngừ sang đây trong tháng 11 vẫn giảm gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 7 triệu USD, nâng tổng giá trị XK trong 11 tháng đầu năm 2015 lên gần 91 triệu USD.
Theo VASEP trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU, chỉ có Tây Ban Nha tăng nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam. Đặc biệt, những tháng cuối năm sau khi Thái Lan bị cấm xuất khẩu sang đây và các sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ bị tẩy chay do khai thác IUU, nhập khẩu của nước này từ Việt Nam tăng mạnh.
Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang Đức và Italia vẫn giảm so với 11 tháng năm ngoái. Tuy thị trường Italia trong 2 tháng trở lại đây đã phục hồi nhưng không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm trước đó.
Thị trường Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng của những tháng gần đây, tuy nhiên không đủ bù đắp cho những tháng đầu năm. Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản trong 11 tháng đầu năm vẫn tiếp tục giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt gần 20 triệu USD.
Xuất khẩu cá ngừ sang ASEAN trong tháng 11 đạt 3,6 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ, nâng tổng giá trị XK sang đây trong 11 tháng đầu năm lên hơn 35 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Theo VASEP, Thái Lan tiếp tục là nước nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất của Việt Nam trong khối. Xuất khẩu cá ngừ sang Thái trong tháng 11 đạt hơn 2 triệu USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ, nâng tổng giá trị XK sang đây lên 23,7 triệu USD.
Với tình hình như hiện nay VASEP dự báo, xuất khẩu cá ngừ thời gian tới sẽ khó phục hồi. Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trên thị trường thế giới sẽ cải thiện nhưng không nhiều.
Nhiều chuyên gia dự báo, ngành rau quả Việt Nam sẽ có cơ hội và tiềm năng để vươn lên xuất khẩu ấn tượng trong năm 2016.
Trong năm vừa qua, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong năm với 26,74 nghìn chiếc, tăng mạnh 94,7% với giá trị đạt 1,05 tỷ USD.
Giá dầu giảm sâu đã khiến cho xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong năm vừa qua “bốc hơi” khoảng 3,5 tỷ USD so với năm trước.
Khi có nhiều hợp đồng xuất khẩu “khủng” thì nhiều doanh nghiệp Việt lại… lo.
Trong năm 2015, Việt Nam tiếp tục nhập siêu hơn 32,3 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc; cao gấp đôi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Việc quy định ngay trong luật về danh mục và mức thuế suất thuế nhập khẩu là thiếu khả thi...
2 nhóm mặt hàng có xuất xứ từ CHDCND Lào là gạo và lá thuốc lá sẽ được áp dụng thuế suất nhập khẩu bằng 0%.
Nếu nhiều doanh nghiệp nông sản trong nước vẫn tiếp tục bỏ đường lớn để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì sẽ chịu nhiều thiệt hại khi luôn ở thế bị động và bị ép giá.
Nhập khẩu qua tuyến Việt Nam- Trung Quốc trong năm 2015 tăng 40% so với năm 2014. Ngược lại xuất khẩu giảm 12,1%. Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam qua Trung Quốc vẫn xảy ra tình trạng ách tắc, ép giá...
Một nghịch lý là trong khi nông dân đang ế chuối, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản này lại gặp khó khăn do không đủ chuối để xuất khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự