Gạo Việt đang có nguy cơ mất dần thị phần, vị thế độc tôn ngay trên chính “sân nhà”, trước tiên là ở các kênh phân phối hiện đại.

Tính đến hết tháng 9/2017, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 24,1 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với Mỹ, tương đương 78% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất cho thấy, trong tháng 9/2017, tổng kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất sang Mỹ là 3,62 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017 lên gần 31 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Có 8 nhóm hàng đạt hơn 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Hàng dệt may là nhóm hàng dẫn đầu với giá trị đạt 9,25 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2017, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 30% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép đứng thứ hai với giá trị 3,76 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 12% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Trong tháng 9/2017, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 341 triệu USD, nâng tổng trị giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017 lên 2,89 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 9,3% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 9.2017 đạt 283 triệu USD, nâng trị giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017 lên 2,36 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 7,6% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 9.2017 đạt 372 triệu USD, nâng trị giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017 lên 2,41 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 7,8% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ.
Ba nhóm hàng còn lại đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2017 là: Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (1,81 tỷ USD); hàng thủy sản (1,05 tỷ USD); túi xách, ví, vali mũ và ô dù (1,04 tỷ USD).
Theo Nhipcaudautu.vn
Gạo Việt đang có nguy cơ mất dần thị phần, vị thế độc tôn ngay trên chính “sân nhà”, trước tiên là ở các kênh phân phối hiện đại.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười ước tính đạt 19,4 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 0,4%.
Mật ong Việt Nam có lượng thủy phần lớn, dễ lên men do khai thác và nuôi không hợp lý.
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, nhiều sản phẩm của Việt Nam có nguồn gốc từ quốc gia láng giềng này.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2017 ước đạt 2,74 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2017 đạt 29,76 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Khi không có TPP, các DN Việt vẫn xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nếu đáp ứng tốt các tiêu chí an toàn sản phẩm, nguồn cung cấp có trách nhiệm, tuân thủ và minh bạch được áp dụng...
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được thông tin, lợi ích mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) mang lại dẫn đến “bỏ quên” các ưu đãi lẽ ra được hưởng.
Đây là thông tin được Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) đưa ra tại Hội thảo “Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2017” diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Từ vị trí là khu vực chủ lực về xuất khẩu, khối các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước so với mức 63% của 10 năm trước.
Liên quan đến yêu cầu công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam trong chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, nhiều khả năng tháng 3-2018 sẽ là thời hạn cuối để Mỹ đưa ra quyết định.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự