Có ít nhất 21 loại hàng hóa có mức nhập khẩu tăng hơn 20% trong tháng 7/2015.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo liên tục sụt giảm cả về lượng lẫn giá trị, dự kiến khó khăn này sẽ kéo dài trong 1-2 năm nữa, tuy nhiên ở tầm trung và dài hạn, xuất khẩu gạo Việt Nam còn nhiều cơ hội gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới không ngừng tăng lên.
Theo ông Thắng, 10 năm tới, nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường thế giới cũng tiếp tục tăng lên, với mức tăng bình quân 1,5%/năm.
Ông Trần Xuân Định, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do nên cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gạo khá rộng mở. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, sự phát triển của khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến… cũng là cơ hội tốt để đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất lúa gạo.
Về xuất khẩu, dự kiến 10 năm tới Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm hơn 47% xuất khẩu gạo thế giới và đóng góp 87% tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu. Ngoài Thái Lan, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam sẽ gồm Ấn Độ, Pakistan, Mỹ. Myanmar cũng có triển vọng trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á nhưng khả năng cạnh tranh với Việt Nam chưa rõ ràng.
Tuy chiếm sản lượng lớn, song ngành sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam hiện còn tồn tại không ít bất cập như: quy mô sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chất lượng hạt gạo chưa cao, chưa xây dựng được thương hiệu, giá cả thiếu cạnh tranh… Chính vì vậy nhiều năm nay giá xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan. Về mặt thị trường, việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ dãi những bấp bênh như Trung Quốc cũng là nguy cơ khiến xuất khẩu lúa gạo thiếu bền vững.
Để tận dụng tốt những cơ hội mở ra, tạo động lực đổi thay thực sự cho ngành lúa gạo, Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo được Cục Trồng trọt xây dựng, lấy ý kiến đang đi vào giai đoạn cuối. Dự kiến, 1-2 tháng tới, Cục sẽ trình Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án để trình lên Chính phủ.
Để án đặt ra mục tiêu đến năm 2020 là đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% trở lên; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm trên 75% diện tích; giảm lượng giống gieo sạ ở các tỉnh phía Nam xuống bình quân còn 80kg/ha.
TS. Trần Công Thắng cho biết: Để triển khai tái cơ cấu hiệu quả, giải pháp quan trọng đề ra trong tổ chức sản xuất là thu hút doanh nghiệp vào xây dựng vùng chuyên canh; hình thành liên kết lâu dài giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp nòng cốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chuyển từ tổ chức chỉ tập trung vào doanh nghiệp lớn, nhất là doanh nghiệp Nhà nước sang thu hút các đại diện của địa phương sản xuất lúa, đại diện nông dân và hợp tác xã trực tiếp trồng lúa, đại diện thương lái, đại diện doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động kinh doanh lúa gạo.
Theo TS. Trần Văn Khởi, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia: Điều quan trọng nhất là phải tăng cường năng lực sản xuất lúa gạo theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện nay, người nông dân vẫn làm lúa theo kiểu tập quán, có gì bán nấy chứ không tính toán rằng sản xuất lúa phải đạt chất lượng cao để đảm bảo xuất khẩu.
“Đặc biệt, trong cơ chế xuất khẩu gạo phải nới rộng tiêu chuẩn để đông đảo doanh nghiệp dễ dàng tham gia”, TS. Khởi nhấn mạnh.
Có ít nhất 21 loại hàng hóa có mức nhập khẩu tăng hơn 20% trong tháng 7/2015.
Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 300 tỷ USD vào năm 2020; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11-12%/năm...
Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) đã ảnh hưởng tới XK cũng như giá cả của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam... Gạo là một trong những mặt hàng đang bị ảnh hưởng ngay từ việc Trung Quốc phá giá NDT.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 8 tháng của năm 2015 lên mức 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, nếu những "nút thắt" về rào cản kỹ thuật không được tháo gỡ thì xuất khẩu sang Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ chỉ dừng ở con số khiêm tốn.
Bên cạnh các sản phẩm thép không gỉ cán nguội Trung Quốc, các sản phẩm này đến từ Indonesia, Malaysia và Đài Loan cũng có thể sẽ nằm trong diện bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam.
Các Bộ trưởng Thương mại đến từ 16 nước châu Á-Thái Bình Dương đã nhất trí về việc bỏ thuế nhập khẩu đối với 80% loại hàng hóa của những nước này trong vòng 10 năm tới.
Nhu cầu gạo toàn cầu sẽ đạt 500 triệu tấn trong 10 năm tới, trong khi các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp Việt Nam mở cửa nhiều thị trường.
Bộ Công Thương đưa ra mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 181,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2015. Tỷ lệ nhập siêu duy trì ở mức 5%, tương đương 9 tỷ USD, xấp xỉ kế hoạch của năm 2015.
Xuất khẩu nguyên liệu cao su của doanh nghiệp trong nước vốn đã gặp nhiều khó do giá bán bị giảm nhiều từ đầu năm đến nay giờ lại bị ảnh hưởng nặng tại thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc do việc phá giá đồng nhân dân tệ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự