Tuy không phải là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Pakistan trong 10 tháng đầu năm nay nhưng thủy sản lại có tốc độ tăng mạnh vươn lên dẫn đầu về mức độ tăng trưởng.

Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép nhập khẩu thanh long tươi vào Úc.
Tiếp theo trái vải và trái xoài - là hai trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được nhập khẩu vào Úc, Úc vừa chính thức công bố cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam (VN).
Theo Thương vụ VNm tại Úc, tại thời điểm hiện tại VN là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép nhập khẩu thanh long tươi vào Úc.
Để được xuất khẩu vào Úc, trái thanh long Việt phải đáp ứng nhiều điều kiện. Đơn cử trước khi nhập khẩu vào Úc, doanh nghiệp cần có giấy phép hợp lệ do Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc cấp.
Trước khi xuất khẩu, thanh long phải được Cục Bảo vệ thực vật VN kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận không bị nhiễm côn trùng trong diện kiểm soát an toàn kiểm dịch. Thanh long phải có nguồn gốc, sản xuất và xuất khẩu từ VN phù hợp với các điều kiện và chương trình có liên quan.
Hàng hóa phải không có côn trùng và bệnh dịch. Hàng hóa cũng không được lẫn các chất ô nhiễm, bao gồm lá cây, cành cây, đất, hạt cỏ dại, mảnh vụn và các loại thực vật khác trừ 1 cm cuống của quả thanh long.
Úc vừa chính thức công bố cho phép nhập khẩu trái thanh long của VN.
Nếu lô hàng bị phát hiện có côn trùng sống có nguy cơ an toàn sinh học, lô hàng sẽ được yêu cầu xử lý, hoặc tái xuất, hoặc tiêu hủy. Chi phí cho bất kỳ hành động được yêu cầu nào sẽ do người nhập khẩu chi trả.
Nếu chất ô nhiễm (ví dụ như hạt, rác, đất, lông) được phát hiện và xác định có liên quan đến an toàn sinh học, lô hàng sẽ bị yêu cầu loại bỏ hoặc xử lý các chất gây ô nhiễm và sẽ cần phải kiểm tra lại.
Nếu các chất gây ô nhiễm không thể được loại bỏ hiệu quả hoặc được xử lý, lô hàng phải tái xuất hoặc tiêu hủy. Mọi chi phí sẽ do người nhập khẩu chịu.
Theo Plo.vn
Tuy không phải là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Pakistan trong 10 tháng đầu năm nay nhưng thủy sản lại có tốc độ tăng mạnh vươn lên dẫn đầu về mức độ tăng trưởng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 3,27 triệu tấn dầu thô, thu về 1,87 tỷ USD, giảm mạnh 44,6% về lượng và giảm 22,6% về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm ngoái.
9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,69% trong đó mặt hàng gạo có tốc độ tăng đột biến gấp gần 3 lần so với cùng kỳ 2017.
Mặc dù tháng 9/2018 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu suy giảm, nhưng nếu tính chung 9 tháng đầu năm 2018 thì kim ngạch nhóm hàng này đều tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Sau khi xuất khẩu tăng ở tháng 8/2018 thì nay sang tháng 9/2018 xơ sợi xuất khẩu giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,7% và 10,4% chỉ đạt 114,9 nghìn tấn, trị giá 311 triệu USD.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ cho thấy, xuất khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam trong tháng 9/2018 giảm 15,6% so với tháng 8/2018 chỉ đạt 56,4 triệu USD – đây là tháng giảm đầu tiên sau 3 tháng tăng liên tiếp.
Xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải 9 tháng đầu năm 2018 đạt 5,89 tỷ USD, chiếm 3,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Nếu như năm 2016 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và sản phẩm gốm sứ nói riêng giảm 7,5% năm 2015 và 2016 giảm 9,8%, nhưng sang đến năm 2017 đã lấy lại đà tăng trưởng 8,2% đạt 465,8 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2018 vẫn giữ được mức tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 366 triệu USD.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhựa liên tục tăng mạnh những năm gần đây từ 1,5% năm 2015 lên 14% năm 2017, đạt 2,5 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2018 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng đầu năm 2018, lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước đạt 192.902 tấn, tương đương 634,68 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự