Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 166 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014 và đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua.

Trong năm 2015, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 3,2 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp xuất siêu. Riêng thâm hụt với thị trường Trung Quốc lên tới 32,3 tỷ USD (gấp 10 lần mức nhập siêu chung). Không chỉ vậy, Việt Nam còn nhập siêu từ ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê công bố hôm nay (26/12) cho thấy, sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, năm 2015, Việt Nam lại quay lại với tình trạng nhập siêu.
Cụ thể, tính chung cả năm 2015, cán cân thương mại (xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF) rơi vào tình trạng thâm hụt với mức nhập siêu ước tính 3,2 tỷ USD. Trước đó, năm 2012 xuất siêu 748,8 triệu USD; năm 2013 xuất siêu 0,3 triệu USD; năm 2014 xuất siêu gần 2,4 tỷ USD.
Nguyên nhân xuất siêu đến từ việc nhập khẩu tăng mạnh, trong khi tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu khiêm tốn hơn.
Cả năm 2015, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98 tỷ USD, tăng 16,4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 67,6 tỷ USD, tăng 6,3%.
Hoạt động nhập khẩu được hỗ trợ đáng kể bởi mặt bằng giá thế giới xuống thấp. Trong đó, giá nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh so với năm trước: Xăng dầu giảm 40,4%; sắt thép giảm 15,6%; chất dẻo giảm 13%; phân bón giảm 14,1%.
Trong khi đó, về mặt xuất khẩu, kim ngạch cả năm 2015 ước đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014 mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua: Năm 2010 tăng 26,5%; năm 2011 tăng 34,2%; năm 2012 tăng 18,2%; năm 2013 tăng 15,3%; năm 2014 tăng 13,8%.
Ngoài hai đối tác lớn là Mỹ và EU vẫn giữ được mức xuất siêu tương ứng 25,5 tỷ USD và 20,6 tỷ USD, tại các thị trường lớn khác, Việt Nam lại đang có xu hướng gia tăng mức nhập siêu.
Theo đó, Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc ước tính 18,7 tỷ USD, tăng 28%; nhập siêu từ ASEAN ước tính 5,5 tỷ USD, tăng 44,7%. Đáng chú ý, nhập siêu từ Trung Quốc tăng 12,5% so với năm trước, ước tính lên tới 32,3 tỷ USD.
Nhìn chung, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015 với kim ngạch ước tính đạt 49,3 tỷ USD, tăng 12,9 % so với năm trước và chiếm 28,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Năm vừa rồi, Việt Nam tăng nhập khẩu từ thị trường này máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 15,6%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 11,5%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 15,2%.
Một tín hiệu đáng lo ngại là thị trường Nhật Bản sau nhiều năm xuất siêu, năm 2015 đã nhập siêu hơn 300 triệu USD.
“Nhập siêu năm 2015 hoàn toàn thuộc về khu vực kinh tế trong nước với mức nhập siêu của khu vực này là 20,3 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,1 tỷ USD” – Tổng cục Thống kê cho hay.
Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 166 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014 và đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua.
Việt Nam đã bắt đầu chào bán cà phê vụ mới, nhưng giao dịch khá trầm lắng do chênh lệnh lớn giữa giá chào bán và giá chào mua.
Nhu cầu tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng mạnh, trong khi thị phần cá tra của Việt Nam tại Mỹ cũng bị cạnh tranh bởi Trung Quốc.
Giá xuất khẩu tháng 9/2015 tăng 0,21% so với tháng trước và tăng tới 11,14% so với tháng 9/2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá hạt điều xuất khẩu tăng 10,25% so với cùng kỳ năm 2014.
Kể từ tháng 5/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường lớn nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU. Tháng 8/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh chiếm 4,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam trong khi xuất khẩu tôm sang Đức chiếm 3,1%.
Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch tân dược nhập khẩu ước đạt 1.656 triệu USD, tăng 11,59% (tương đương 172 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 3 tháng cuối năm 2015, các doanh nghiệp ngành gỗ cần nhiều hơn 500 triệu USD để nhập khẩu gỗ.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu giấy các loại ước đạt 1,06 tỷ USD, tăng 2,05% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với kim ngạch 21 triệu USD).
Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của VN nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.
8 tháng năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự