Xu hướng này có thể tiếp tục được đẩy mạnh sau khi thỏa thuận tự do thương mại giữa Việt Nam và EU có hiệu lực.

Có nhiều lý do khiến Bộ Công Thương đã xin NK 200.000 tấn đường và khẩn trương thực hiện đấu giá 85.000 tấn đường NK theo hạn ngạch thuế quan.
Một số nhà máy đường phản ánh thiếu nguyên liệu mía để sản xuất cung ứng cho thị trường. Ảnh: Danh Lam.
Hụt khoảng 200.000 tấn
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1-6-2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý trước mắt cho phép nhập khẩu 100.000 tấn đường để góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.
Để có cơ sở điều hành XNK đường, trong tháng 4 Bộ Công Thương cùng Bộ NN&PTNT đã tổ chức đoàn công tác liên ngành đi kiểm tra tình hình sử dụng đường tại một số DN chế biến sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và tình hình sản xuất, tồn kho tại một số nhà máy sản xuất, tinh luyện đường.
Căn cứ vào kết quả làm việc cùng với cân đối cung cầu đường năm 2016 của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đánh giá, năm 2016 dự kiến tổng nguồn cung đường giảm 200.000 tấn do lượng mía giảm 10% trong khi nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng khoảng 100.000 tấn. Hơn nữa, từ đầu năm 2016, giá đường liên tục tăng cao (đặc biệt từ sau tết Nguyên đán) đến tháng 4, tổng mức tăng khoảng 10-15% so với đầu vụ và tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 5, giá bán buôn đường kính trắng và đường tinh luyện tiếp tục tăng mạnh. Không chỉ đường nguyên liệu bán cho các DN sản xuất tăng giá, theo báo cáo của một số địa phương, giá đường bán lẻ bắt đầu tăng, giá bán lẻ dao động ở mức 18.000-22.000 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg so với tháng trước.
Giải pháp trước mắt của Bộ Công Thương là khẩn trương thực hiện đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan NK 85.000 tấn đường, đồng thời chỉ đạo tạm dừng XK đường qua cửa khẩu phụ, lối mở. Mới đây, Bộ Công Thương đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ cho phép NK 200.000 tấn đường, cộng với 85.000 tấn đường được NK theo hạn ngạch thuế quan thì năm 2016, lượng đường sẽ NK vào khoảng 285.000 tấn.
Hiệp hội không phản đối!
NK 85.000 tấn đường theo hạn ngạch là việc vẫn được thực hiện hàng năm bởi theo cam kết trong WTO Việt Nam phải NK một lượng đường nhất định (tăng 5% theo từng năm). Tuy nhiên, việc NK đường trong hạn ngạch thuế quan năm nay có điểm khác biệt là Bộ Công Thương sẽ thực hiện đấu giá thay vì cơ chế phân giao như bao lâu nay vẫn làm.
Cho đến thời điểm này, phía Bộ Công Thương vẫn chưa công bố cách thức đấu giá như thế nào. Chỉ biết rằng, Bộ Công Thương đề nghị sẽ đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan NK đường năm 2016 theo quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Thông tư 03/2012/TT-BTC và Thông tư 23/2010/TT-BTP. Đối tượng tham gia đấu giá là thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện để phù hợp với cam kết WTO là hạn ngạch quản lý theo phương thức A, tức là phân bổ hạn ngạch cho đối tượng sử dụng cuối cùng của hàng hóa. Đối tượng tham gia đấu giá trên cũng là đối tượng được phân giao hạn ngạch NK trong các năm qua.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, rất ủng hộ phương thức đấu giá này và phía Bộ Công Thương sẽ sớm công bố cách thức để thực hiện. Như vậy, trong bối cảnh nguồn cung trong nước thiếu hụt thì việc sớm cho NK đường trong hạn ngạch thuế quan cũng là một biện pháp để bình ổn thị trường.
Với kiến nghị NK thêm 200.000 tấn đường của Bộ Công Thương, ông Hải cho rằng, việc Bộ Công Thương đề nghị được NK đường là căn cứ trên tình hình cung cầu trong nước. Cho đến thời điểm này, Hiệp hội chỉ biết chắc sản lượng đường và số đường tồn kho trong các nhà máy thuộc Hiệp hội. Vẫn còn vài “ẩn số” mà VSSA không nắm được như: Lượng đường tồn kho trong hệ thống lưu thông phân phối (do giá cả năm nay tốt nên DN thương mại sẽ có dự trữ); đường nhập lậu dù đã được kiểm soát nhưng vẫn có; lượng đường NK từ Lào cũng không biết khi nào nhập về. “Do vậy, trong vai trò của Hiệp hội, chúng tôi chỉ kiến nghị rằng, đối với việc NK đường, cơ quan quản lý cần cẩn trọng trong các đề xuất vì sẽ ảnh hưởng đến ngành sản xuất mía đường trong thời gian tới. Bộ Công Thương nên kiểm tra kỹ các dữ liệu và có sự dè dặt trong NK”, ông Hải nói.
Xu hướng này có thể tiếp tục được đẩy mạnh sau khi thỏa thuận tự do thương mại giữa Việt Nam và EU có hiệu lực.
XK gạo dù được nhận định sẽ khả quan hơn trong những tháng tới, nhưng Bộ Công Thương vẫn tỏ ra lo lắng với mặt hàng này khi đưa ra hàng loạt giải pháp để đẩy mạnh XK. Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra chưa cụ thể cho thấy, XK gạo vẫn sẽ phải "dò dẫm" tìm đường đi.
Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn TPP trình Thủ tướng thay mặt Chính phủ ký trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV (dự kiến bắt đầu từ 20-7).
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 42,11 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 31/5 là 65,806 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5 nền kinh tế chỉ nhập siêu gần 180 triệu USD, thấp hơn nhiều co số nhập siêu ước tính của Tổng cục Thống kê là 400 triệu USD. Nhờ đó, lũy kế 5 tháng nền kinh tế xuất siêu gần 1,64 tỷ USD.
Để vào được những thị trường khó tính, có những loại trái cây tươi của Việt Nam phải mất 4-5 năm, thậm chí 10 năm, vượt qua những rào cản về kiểm dịch thực vật khắt khe.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa công bố danh sách 49 doanh nghiệp được thực hiện thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Ka Long thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến hết ngày 31/12/2016.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016 cả nước xuất khẩu được gần 68.556 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch gần 556 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 10,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2015. Giá tiêu đen xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 7.680 USD/tấn, giảm 1.100 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước; tiêu trắng 11.500 USD/tấn, giảm 1.084 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 4/2016 đạt trên 559,68 triệu USD (tăng 5,5% so với tháng trước đó), đưa tổng giá XK thủy sản 4 tháng đầu năm đạt hơn 1,96 tỷ USD (tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2015). Đây là tín hiệu lạc quan để có thể hy vọng xuất khẩu cả năm 2016 tăng trưởng tốt
Không thương hiệu, thiếu thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hoá chất hay truy xuất được nguồn gốc… là những điểm yếu khiến xuất khẩu gạo Việt Nam vào các thị trường TPP khó gia tăng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự