Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, riêng trong tháng 7/2015, cả nước nhập siêu gần 500 triệu USD; nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD – vượt xa con số xuất siêu của cả năm 2014...

Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, vụ vải thiều năm 2015, toàn tỉnh Bắc Giang đạt sản lượng 195.000 tấn quả tươi (tương đương với năm 2014) với giá bán bình quân khoảng 15.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 3.000 đồng/kg so với năm trước. Sản lượng trên đã mang lại tổng doanh thu hơn 2.900 tỷ đồng, trong khi các dịch vụ phụ trợ trong quá trình tiêu thụ vải thiều cũng mang về cho kinh tế tỉnh này 1.700 tỷ đồng.
Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn chia sẻ: “Giá vải thiều bình quân cứ cao hơn được 1.000 đồng, bà con Lục Ngạn thu thêm 118 tỷ đồng. Chính vì vậy, năm nay Lục Ngạn có hơn 5 nghìn hộ dân có thu nhập trên 100 triệu đồng trở lên từ vụ vải năm nay, tăng hơn 1,3 nghìn hộ so với năm trước”.
Năm nay, lần đầu tiên vải thiều Lục Ngạn xuất ngoại sang nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Canada, các nước ASEAN với tổng sản lượng đạt 85.500 tấn. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), mặc dù lượng vải thiều được đưa vào các thị trường mới như Mỹ, Australia còn khiêm tốn (khoảng 250 tấn), song đã khẳng định thương hiệu và chất lượng vải thiều Việt Nam đồng thời tạo đà đẩy mạnh xuất khẩu quả vải thiều vào các thị trường này và các thị trường lân cận trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, người dân Australia khá dị ứng với vải thiều Trung Quốc do vấn đề an toàn thực phẩm nên vải thiều Việt Nam khi vào được đánh giá cao. “Có thời điểm giá vải thiều đạt khoảng 20-22 USD/kg (khoảng hơn 400 nghìn đồng/kg - PV). Thậm chí có siêu thị ở nước này đã định đăng ký tiêu thụ 15-20 tấn/tuần” –
Bà Thúy chia sẻ.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu chính là bảo quản vải thiều trong quá trình vận chuyển. Hiện tại, cả khu vực miền Bắc không có một cơ sở chiếu xạ nào do đó bắt buộc doanh nghiệp phải di chuyển vào Nam chiếu xạ đẩy chi phí tăng cao (chi phí vận chuyển, chiếu xạ chiếm gần 80% giá thành một kg vải).
(Theo Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, riêng trong tháng 7/2015, cả nước nhập siêu gần 500 triệu USD; nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD – vượt xa con số xuất siêu của cả năm 2014...
Trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGap, được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay, loại quả đặc sản này hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường ASEAN với 650 triệu dân.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng cao su.
Mặc dù vẫn đang đứng thị trường số 1 nhập khẩu tôm vào Nhật Bản nhưng 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, Liên hiệp châu Âu (EU) mở cửa cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, nhưng nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam lại là mặt hàng nhạy cảm mà EU muốn bảo hộ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống CHND Bangladesh Abdul Hamid cùng bày tỏ mong muốn đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Quá nhiều rào cản với hàng hóa kiểm tra chuyên ngành! Có mặt hàng chỉ vì những thủ tục không cần thiết, doanh nghiệp phải mất nhiều ngày mới có hàng mẫu thay vì hai ngày.
Tính chung 7 tháng đầu năm Việt Nam chi 1,9 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014; chi 824 triệu USD nhập đậu tương tăng 20% so với cùng kỳ năm 2014; chi 451 triệu USD nhập ngô.
Nhật Bản dự kiến sẽ xuất khẩu mặt hàng táo sang Việt Nam và đang triển khai thủ tục lấy ý kiến về việc nhập khẩu quả xoài từ Việt Nam.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự