Hàng nông sản, tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng tiêu thụ rất lớn tại thị trường 1,3 tỉ dân của Trung Quốc.

Nhiều tuần sau khi tổng thống Mỹ công bố áp thuế 25% với nhôm, thép nhập vào Mỹ, Trung Quốc công bố áp mức thuế tương tự với 128 mặt hàng của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang Florida, Mỹ tháng 4 năm ngoái - Ảnh: REUTERS
Theo đài CBS (Mỹ) trong thông cáo phát đi ngày hôm qua (1-4), Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ chính thức áp dụng biểu thuế mới với hàng hóa Mỹ từ hôm nay (2-4).
Cụ thể, Ủy ban Thuế quan Trung Quốc sẽ tăng mức thuế lên 25% với 8 loại hàng nhập khẩu của Mỹ, trong đó có thịt heo và tăng thuế 15% với 120 loại hàng hóa khác, trong đó có trái cây.
Các biểu thuế mới rõ ràng là đòn trả đũa tương ứng của Bắc Kinh trước việc tăng 25% thuế với thép và 15% với nhôm nhập khẩu của Mỹ.
Trang web của tạp chí New York Magazine bình luận, có vẻ như Trung Quốc, quốc gia phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu, vẫn đang khá thận trọng trong các biện pháp áp thuế trả đũa.
Tổng giá trị áp thuế ước tính 3 tỉ USD được tuyên bố trong quyết định ngày 1-4 được xem là khá khiêm tốn. Cùng với đó thì đậu nành, một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ sang Trung Quốc, chưa bị liệt vào danh sách áp thuế mới.
Danh mục áp thuế của Mỹ với hàng hóa Trung Quốc dự kiến được công bố vào ngày 6-4 tới và theo đại diện thương mại Mỹ, việc áp biểu biểu mới với hàng hóa Trung Quốc có thể tới đầu tháng 6 mới có hiệu lực.
Theo Tuoitre.vn
Hàng nông sản, tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng tiêu thụ rất lớn tại thị trường 1,3 tỉ dân của Trung Quốc.
Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 34% tổng giá trị NK tôm của Mỹ. Indonesia và Thái Lan lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 3 với thị phần lần lượt 20% và 10,3%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ.
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả hiện là thế mạnh của VN với tốc độ tăng trưởng quý 1/2018 đạt tới 35,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương đương giá trị 950 triệu USD.
Nhập khẩu than đá trong năm 2017 đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, một con số giật mình, trong khi xuất khẩu chỉ chưa đầy 300 triệu USD.
Hơn 1 tỷ đôi giày dép xuất khẩu trong năm 2017, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong nhóm 10 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới.
Nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lại tiếp tục leo thang sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố thêm 1.300 mặt hàng Trung Quốc có thể bị đánh thuế.
Trung Quốc đang mua đến 85% tổng lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu của VN, nhưng giá bán cho thị trường này chỉ bằng 60% giá xuất khẩu bình quân.
Than đá và quặng khoáng sản là 2 nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Than đá xuất nhiều nhất sang Nhật Bản, quặng khoáng sản xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc với giá rất rẻ, chỉ bằng hơn một nửa so với mức giá trung bình sang các thị trường khác.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,6 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2016
Là thủ phủ hoa của cả nước với diện tích lên đến gần 6.000 ha, sản lượng trên 2,4 tỷ cành/năm nhưng do gặp khó về giống, thương hiệu… mà phần lớn hoa do nông dân Đà Lạt sản xuất chỉ quanh quẩn tiêu thụ trong nước, nhiều lúc thừa ế phải đổ bỏ hàng loạt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự