Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 năm 2017 ước đạt 2,8 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2017 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam sẽ chỉ được phê chuẩn khi được quốc hội mỗi nước thuộc khối này thông qua.
Theo phán quyết mới nhất của Tòa án châu Âu ngày 16.5, các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác, trong đó có Việt Nam, sẽ chỉ được phê chuẩn cũng như có hiệu lực khi nhận được sự đồng ý của quốc hội mỗi nước thuộc liên minh này.
Phán quyết có hiệu lực thi hành ngay lập tức này nhằm tạo nhiều quyền quyết định hơn dành cho quốc hội các nước trong quá trình phê duyệt các FTA của châu Âu và cũng là một đòn giáng mạnh vào Ủy ban EU, theo thông báo từ Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam ngày 17.5.
Trước đây, Ủy ban EU luôn đưa ra quan điểm rằng việc phê duyệt các FTA chỉ cần sự đồng tình của Nghị viện châu Âu và chính phủ các nước châu Âu là đủ.
Như vậy với quyết định của Tòa án châu Âu, quyền tự do đàm phán các FTA của Ủy ban EU sẽ bị thu hẹp lại. Chính phủ các nước thuộc khối EU mới là đơn vị đưa ra quyết định cuối cùng.
Động thái trên được cho là tác động lớn đối với Việt Nam vì việc phê chuẩn FTA giữa EU và Việt Nam (EUVFTA) sẽ phải được quốc hội các nước thuộc khối này thông qua. Điều đó dẫn đến việc khó xác định chính xác thời gian kết thúc quy trình phê chuẩn, cũng như khi nào EUVFTA có hiệu lực hiện vẫn sẽ tiếp tục là câu hỏi chưa có đáp án.
VN chiếm hơn 19 % tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU của ASEAN
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10.1990, Việt Nam đã trở thành đối tác hàng đầu của EU tại khu vực ASEAN. Năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau Mỹ). EU nhập khẩu 19,24% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016. Thương mại hai chiều tăng 9,5% chủ yếu là do tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ.
Huỳnh Thiềm
Theo Thanh Niên
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 năm 2017 ước đạt 2,8 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2017 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Lần đầu tiên, Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc thành thị trường nhập siêu lớn nhất của VN với hơn 9,3 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm 2017.
Sau một thời gian dài rơi vào trầm lắng, tình hình xuất khẩu gạo hiện đang ấm dần với những tín hiệu khá lạc quan. Mặc dù chưa thực sự tạo ra đột biến, nhưng những tín hiệu này cũng đã góp phần giúp thị trường lúa gạo Việt Nam sôi động trở lại.
Chiều 23/5, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của hai Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Advocate Qamrul Islam thay mặt Chính phủ Bangladesh đã chính thức ký gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về Thương mại gạo giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Bangladesh.
Đến thời điểm này, đã có thể khẳng định năm nay, ngành điều bị mất mùa nặng, với mức hụt sản lượng có thể tới khoảng một nửa so với năm 2016.
Chiều 21/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Liên bang Nga Maxim Oreshkin đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Hàn Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với 9,9 tỷ USD.
Chiều 16/5, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết, EU và Việt Nam vừa kết thúc các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT).
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong năm 2017. Nguyên nhân được cho là nhiều thị trường giảm nhập khẩu, nguồn cung thế giới dồi dào, trong khi gạo Việt Nam chưa có thương hiệu quốc gia nên kém cạnh tranh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc từ 72 tỷ USD lên 100 tỷ USD/năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự