Xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, chiếm 54%.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil trong tháng 2/2019 giảm mạnh tới 46% so với tháng 1/2019 chỉ đạt 102,3 triệu USD, tuy nhiên tính cả hai tháng đầu năm 2019, con số này chỉ giảm nhẹ 13,44% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 291,6 triệu USD.
Việt Nam và Brazil đã có hơn 10 năm quan hệ thương mại đầu tư với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 4 tỷ USD, chủ yếu là từ các mặt hàng nông sản. Con số này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của hai bên khi con số này chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nét nổi bật trong quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước là hai nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam có thể trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của Brazil về ngô, đậu tương và sẽ xem xét nhập khẩu thịt bò. Brazil cũng sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cà phê, cá tra, tôm của Việt Nam. Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác, đầu tư với Brazil trong lĩnh vực chế tạo máy nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp an toàn, du lịch, giáo dục và đào tạo, dược phẩm...
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil trong tháng 2/2019 giảm mạnh tới 46% so với tháng 1/2019 chỉ đạt 102,3 triệu USD, tuy nhiên tính cả hai tháng đầu năm 2019, con số này chỉ giảm nhẹ 13,44% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 291,6 triệu USD.
Trong các nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Brazil tháng 2/2019, nổi bật nhất là mức tăng mạnh mẽ với 157,56% của nhóm hàng vải mành, vải kỹ thuật khác so với tháng trước đó đạt 507.207 USD. Đây cũng là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu tăng trong tháng 2/2019, tất cả các mặt hàng còn lại đều sụt giảm so với tháng 1/2019 như: Hàng thủy sản giảm (-73,91%) đạt 3,2 triệu USD; Sản phẩm từ sắt, thép giảm (-71,55%) đạt 539.196 USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm (-44,42%) đạt 8,8 triệu USD.
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm xuất trong tháng 2/2019 giảm (-78,34%) so với tháng 1/2019 và giảm (-49,95%) tính trong cả 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái đạt 164.952 USD. Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng chiếm thị phần cao nhất(35,24%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm 2019 đạt 102,7 triệu USD, giảm (-22,4%) so với cùng kỳ năm 2018.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Brazil 2 tháng năm 2019
Mặt hàng | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 291.570.037 |
| -13,44% |
Hàng thủy sản |
| 15.461.493 |
| -4,76% |
Cao su | 1.567 | 1.587.462 | 53,03% | 13,53% |
Sản phẩm từ cao su |
| 2.173.157 |
| 24,00% |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù |
| 1.412.339 |
| -16,90% |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 164.952 |
| -49,95% |
Xơ, sợi dệt các loại | 5.684 | 14.027.891 | 5,99% | 0,56% |
Hàng dệt, may |
| 9.365.178 |
| -4,06% |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
| 704.132 |
| -16,18% |
Giày dép các loại |
| 25.159.257 |
| 10,77% |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 2.213.535 |
| 12,69% |
Sắt thép các loại |
|
|
|
|
Sản phẩm từ sắt thép |
| 2.434.137 |
| -45,84% |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 2.564.234 |
| -11,48% |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 27.491.920 |
| -45,18% |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 102.737.852 |
| -22,40% |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
| 28.679.031 |
| 23,95% |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 10.178.215 |
| -14,08% |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
| 1.305.261 |
| -31,22% |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, chiếm 54%.
Năm 2017 Tiền Giang sản xuất được hơn 200.000 tấn sầu riêng nhưng khoảng 70% được xuất tươi, theo đường tiểu ngạch qua Trung Quốc.
Nhóm hàng dầu mỡ động thực vật nhập khẩu từ Thái Lan tăng 395,9%, đạt 14,01 triệu USD.
-Phần lớn các nhóm hàng nhập từ Trung Quốc đều tăng kim ngạch; trong đó nhóm máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng mạnh nhất 136,9%, đạt 309,38 triệu USD.
Australia và các nước Đông Nam Á là hai thị trường chủ lực xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ của Việt Nam. Kim ngạch từ hai thị trường này chiếm 5,4% tỷ trọng.
Nhập khẩu than từ Nhật Bản tăng đột biến gấp 371,8 lần về lượng và tăng gấp 134,1 lần về trị giá so với cùng kỳ.
Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, mà tốc độ xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ sắt thép sang thị trường Myanmar tăng đột biến, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ.
Hàng hóa xuất khẩu sang Đức đa số đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng chè tăng mạnh nhất 132,3%, đạt 0,97 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc trong 5 tháng 2018 sang các thị trường đều có kim ngạch tăng trưởng chiếm 75%, trong đó xuất sang Ghana và Indonesia tăng vượt trội.
Nhập khẩu đá quý, kim loại quý 5 tháng tăng 20,6%, đạt 256,84 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự