Xuất khẩu sản phẩm gốm sứ sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng, số thị trường này chiếm 62,5%.

Hoạt động xuất khẩu chè trong tháng 11/2018 sụt giảm cả lượng và trị giá,; thị trường nuyên liệu nhìn chung ổn định, dự báo không có biến động mạnh đến sát Tết Nguyên đán
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, xuất khẩu của cả nước trong tháng 11/2018 sụt giảm ở cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 2,6% và 3,1% tương ứng với 11,9 nghìn tấn, trị giá 22,42 triệu USD. Tính chung 11 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè chỉ đạt 115,6 nghìn tấn, trị giá 196,34 triệu USD, giảm 9,6% về lượng và 5,6% trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Việt Nam xuất khẩu chè sang các thị trường Pakistan, Đài Loan, Nga và Trung Quốc lục địa – đây là 4 thị trường chủ lực, chiếm thị phần lớn trong đó Pakista có lượng chè xuất nhiều nhất 33,25 nghìn tấn,đạt 71,98 triệu USD, tăng 14,76% về lượng và 15,88% trị giá, giá xuất bình quân 2164,96 USD/tấn, tăng 0,98% so với cùng kỳ năm 2017. Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan (TQ) đạt 17,35 nghìn tấn, trị giá 26,81 triệu USD, tăng 7,26% về lượng và 5,75% trị giá, tuy nhiên giá xuất bình quân giảm 1,41% so với cùng kỳ. Kế đến là thị trường Nga, Trung Quốc lục địa đạt lần lượt 12,8 và 9,3 nghìn tấn, đều giảm lần lượt 17,43% và 9,21%.
Ngoài ra, mặt hàng chè của Việt Nam còn được xuất sang các thị trường như Ba Lan, Ấn Độ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ….
Nhìn chung, 11 tháng đầu năm nay xuất khẩu chè sang các thị trường phần lớn đều sụt giảm, trong đó giảm nhiều nhất ở thị trường UAE và Ấn Độ đều giảm trên 50%, theo đó UAE giảm 57,4% về lượng và 56,37% trị giá; Ấn Độ giảm 55,61% về lượng và 63,86% trị giá so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, Saudi Arabia lại tăng mạnh nhập khẩu chè từ Việt Nam, tuy chỉ đạt 1,8 nghìn tấn, trị giá 4,8 triệu USD, nhưng tăng 25,78% về lượng và 30,66% trị giá, giá xuất bình quân tăng 3,88% đạt 2.585,12 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu chè 11 tháng năm 2018
Tên thị trường | 11T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Pakistan | 33.251 | 71.987.099 | 14,76 | 15,88 |
Đài Loan | 17.355 | 26.818.697 | 7,26 | 5,75 |
Nga | 12.834 | 19.543.274 | -17,43 | -11,38 |
Trung Quốc | 9.324 | 17.529.743 | -9,21 | 27,79 |
Indonesia | 8.211 | 8.130.150 | -8,77 | -0,37 |
Ba Lan | 982 | 1.488.185 | -17,06 | -25,09 |
Ấn Độ | 744 | 712.15 | -55,61 | -63,86 |
Philippines | 560 | 1.433.147 | 22,81 | 27,79 |
Đức | 342 | 1.756.704 | -3,93 | 34,53 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 306 | 616.836 | -48,91 | -55,07 |
Kuwait | 17 | 46.008 | 13,33 | 13,92 |
Hoa Kỳ | 5.813 | 6.991.530 | -6,53 | -2,10 |
Malaysia | 3.738 | 2.895.654 | 16,89 | 18,78 |
UAE | 2.69 | 4.182.344 | -57,40 | -56,37 |
Saudi Arabia | 1.888 | 4.880.710 | 25,78 | 30,66 |
Ukraine | 1.363 | 2.252.354 | 7,66 | 16,34 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Tại thị trường nội địa giá chè nguyên liệu trong tháng 11/2018 nhìn chung ổn định. Cụ thể, tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao giữ mức 200.000 đồng/kg, chè xanh búp khô là 105.000 đ/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh loại 1 giữ mức 9.000 đồng/kg, giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen là 6.000 đ/kg. Thị trường chè được dự báo sẽ không có biến động mạnh cho đến sát Tết Nguyên đán.
Trên thị trường thế giới, vụ thu hoạch chè bội thu ở Kenya đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh gay gắt với chè Ấn Độ trên thị trường toàn cầu trong nửa cuối năm nay. Chè Ấn Độ đã thất bại trong việc duy trì giá cao hơn trên thị trường thế giới khi chè Kenya đang xuất hiện nhiều hơn tại ba thị trường chè đen chính – Châu Âu, Pakistan và Ai Cập.
Giá chè Ấn Độ trên thị trường toàn cầu cao hơn 10% trong nửa đầu năm 2018, so với nửa đầu năm 2017, đã giảm đáng kể trong nửa cuối năm. Các chuyên gia trong ngành cảm nhận rằng lượng xuất khẩu của nước này trong năm nay sẽ rất khó vượt qua năm ngoái là 240,68 triệu kg vì sự thống trị của chè Kenya ở các thị trường toàn cầu.
Giá chè trung bình tại chợ đấu giá Sri Lanka đã giảm mạnh trong thời gian gần đây, xuống mức 620,44 rupee/kg, thấp nhất trong vòng 4 tháng. Ngân hang trung ương nước này dự báo giá sẽ còn tiếp tục giảm, đến cuối năm 2018 sẽ chỉ ở mức trung bình 587,76 rupee, so với 620,44 rupee cuối năm 2017.
Trong khi đó tại Trung Quốc, hãng Xinhua dẫn thong tin từ Hiệp hội markeing chè cho hay, sản lượng của nước này năm 2018 dự báo đạt 2,8 triệu tấn, trị giá 600 tỷ CNY (86,4 tỷ USD); thương mại trên thị trường nội địa sẽ đạt 2 triệu tấn, và xuất khẩu sẽ vượt 300.000 tấn. Được biết, tiêu thụ chè tại Trung Quốc những năm gần đây đều tăng đều đặn.
Theo Vinanet.vn
Xuất khẩu sản phẩm gốm sứ sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng, số thị trường này chiếm 62,5%.
Sau khi suy giảm trong tháng 9/2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ sắt thép tăng hai tháng liên tiếp, cụ thể tháng 10/2018 tăng 0,2%, tháng 11/2018 tăng 4,8% nâng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 11 tháng 2018 lên trên 2,7 tỷ USD tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 11/2018, xuất khẩu xơ sợi dệt của Việt Nam tăng cả lượng và trị giá so với tháng 10/2018, tăng lần lượt 2,4% và 2,8% đạt tương ứng 127,8 nghìn tấn, trị giá 344,59 triệu USD, nâng lượng xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng 2018 lên 1,34 triệu tấn, trị giá trên 3,6 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng và 12,6% về trị giá so với cùng kỳ 2017.
Nhập siêu hàng hóa từ thị trường Thái Lan lên tới 5,81 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2018, tăng 15% so với cùng kỳ.
Trung Quốc dẫn đầu về tiêu thụ dây điện, cáp điện của Việt Nam, đạt 581,64 triệu USD, chiếm 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 11 tháng đầu năm 2018 đạt trên 6 tỷ USD, nhưng ngược lại Việt Nam cũng phải nhập từ thị trường này trên 3,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt mặt hàng ngô tăng đột biến gấp trên 80 lần về lượng và 18 lần trị giá.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sản phẩm từ sắt thép nhập khẩu về Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2018 tăng tương đối mạnh 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,34 tỷ USD, chiếm 1,5% tỷ trọng hàng nhập khẩu các loại của cả nước.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa năm 2018 tăng nhẹ 2,5% so với năm 2017 ước đạt 963 triệu USD, riêng tháng 12/2018 là 80 triệu USD, giảm 0,5% so với tháng 12/2017.
Nhập khẩu máy tính điện tử và linh kiện trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt 38,6 tỷ USD, chiếm 17,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sụt giảm trong tháng 11/2018, nhưng tính chung 11 tháng 2018 thì tăng mạnh cả về lượng và trị giá.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự