tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tình hình xuất khẩu sang Vương Quốc Anh và những ảnh hưởng khi Anh rời EU

  • Cập nhật : 29/06/2016
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh tăng trưởng dương, tăng 16,46% so với cùng kỳ năm 2015, đạt gần 2 tỷ USD.

Các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Vương Quốc Anh đều với tốc độ tăng trưởng dương, số này chiếm 78,5%, trong đó xuất khẩu kim loại thường và sản phẩm tăng mạnh vượt trội, tăng 110,18%, tuy kim ngạch chỉ đạt 6,3%, ngược lại, số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 21,4%, trong đó xuất khẩu sắt thép các loại giảm mạnh nhất, giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 66,75% và giảm 72,98% tương ứng với 551 tấn, trị giá 834 nghìn USD.

Việt Nam xuất khẩu sang Vương Quốc Anh các nhóm hàng như công nghiệp, nông sản… trong đó một số mặt hàng trong ngành công nghiệp đạt kim ngạch cao như điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép… trong đó điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, 783,7 triệu USD, chiếm 39,5% tổng kim ngạch, tăng 26,39%, kế đến là dệt may, đạt 257,1 triệu USD, tăng 3,25%.... Đối với nhóm hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này đều với tốc độ tăng trưởng dương, trong đó  xuất khẩu hàng  rau quả và hạt điều có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng lần lượt 79,41% và tăng 39,69% tương ứng với kim ngạch 4,8 triệu USD và 38,4 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Vương quốc Anh 5 tháng 2016

Mặt hàng

5 tháng 2016

So sánh với cùng kỳ năm 2015 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

 

1.980.937.703

 

16,46

điện thoại các loại và linh kiện

 

783.752.807

 

26,39

hàng dệt may

 

257.120.387

 

3,25

giày dép các loại

 

251.955.514

 

-5,09

gỗ và sản phẩm gỗ

 

136.200.300

 

9,68

máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

 

130.535.321

 

63,50

Hàng thủy sản

 

72.913.445

 

8,64

cà phê

25.056

41.737.634

43.13

14,86

hạt điều

5.082

38.438.310

28.30

39,69

sản phẩm từ chất dẻo

 

36.719.431

 

-2,38

túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù

 

26.204.627

 

4,37

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

23.896.145

 

30,00

đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

21317831

 

48,35

sản phẩm từ sắt thép

 

17.280.958

 

14,76

hạt tiêu

1.291

12.844.325

5.99

0,92

sản phẩm gốm, sứ

 

11.688.022

 

22,56

phương tiện vận tải và phụ tùng

 

11.021.783

 

-15,57

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

7.255.938

 

15,04

kim loại thường khác và sản phẩm

 

6.385.019

 

110,18

xơ, sợi dệt các loại

6.733

6.081.589

9.00

-4,84

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày

 

5.669.475

 

12,95

hàng rau quả

 

4.833.496

 

79,41

sản phẩm mây, tre, cói thảm

 

4.362.654

 

8,33

sản phẩm từ cao su

 

3.386.510

 

12,84

giấy và các sản phẩm từ giấy

 

1.028.858

 

26,42

cao su

648

842.016

18.25

2,49

sắt thép các loại

551

834.008

-66.75

-72,98

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

602.825

 

4,21

dây điện và dây cáp điện

 

510.508

 

-45,14

Dẫn nguồn tin tuoitre.vn, sự kiện Anh rời EU là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó các nước tuy không có mối liên hệ nhiều với Anh như Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định việc Anh rời EU chưa có nhiều tác động về ngắn hạn đối với Việt Nam, tuy nhiên về dài hạn thì Việt Nam nên xem xét việc xây dựng lại các hiệp định giao thương đối với Anh.

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, việc Anh bỏ phiếu rời EU chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới thị trường thế giới, lớn nhất là thị trường chứng khoán (TTCK), giá vàng và tỉ giá. Và lâu dài, các yếu tố này sẽ tác động tới thương mại, đầu tư, du lịch… của các nước đối với Anh, trong đó có Việt Nam.

Việc Anh rời EU sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam, dù không quá lớn nhưng cũng sẽ không chỉ là ngắn hạn mà cả về lâu dài. Bởi khi Anh ra đi, đồng bảng giảm giá, đồng euro có thể giảm giá thì xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ khó khăn và đắt đỏ hơn.

Chúng ta chủ yếu xuất khẩu và dùng đồng USD để thanh toán. Trong khi nếu dùng đồng euro thì sẽ rẻ hơn. Trong khi đó, theo dự báo của Ngân hàng Deutch Bank (Đức), khi Anh rời EU, tăng trưởng của riêng Anh sẽ giảm 0,9%, còn của EU thì giảm 0,2% so với dự tính.

Kinh tế khó khăn hơn thì tiêu thụ hàng hóa sẽ ít hơn, ảnh hưởng đến xuất khẩu của nhiều nước trong đó có Việt Nam.

Đầu tư và du lịch ra ngoài của khối EU và Anh sẽ được cân nhắc kỹ hơn và không loại trừ sẽ giảm. Vị thế trung tâm tài chính London cũng bị ảnh hưởng, vì thế các giao dịch của Việt Nam có thể sẽ bị đắt đỏ hơn, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực phân tích.

Trước khả năng tác động ngắn và dài hạn như thế, ông Cấn Văn Lực cho rằng các cơ quan chức năng VN cần theo dõi kỹ tình hình để có kịch bản và sự điều chỉnh kịp thời, kể cả tính đến những phương án xấu nhất.

Yếu tố tâm lý rất quan trọng, vì vậy nếu các thị trường có biến động mạnh thì cần sự can thiệp nhanh và dứt khoát như cách ứng phó của Nhật vừa qua, không chỉ với thị trường chứng khoán mà cả với thị trường vàng và ngoại tệ.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên đối với Việt Nam thì tác động chưa phải là lớn, vì hội nhập của nước ta đối với thế giới chưa thật sự sâu và rộng.

Thêm vào đó, mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Anh còn chưa nhiều, phần trăm xuất nhập khẩu của nước ta sang Anh không lớn và Việt Nam có thể chuyển hướng sang các thị trường thay thế.

Tuy nhiên khi quan hệ tỉ giá giữa Việt Nam và Anh thay đổi do đồng bảng Anh mất giá thì chắc chắn sẽ tạo áp lực không nhỏ đối với xuất nhập khẩu.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính, cho rằng sự kiện dân Anh quyết định rời EU vào ngày 24-6 đã tạo nên sắc đỏ trên nhiều TTCK thế giới và cả ở VN.

Còn với Việt Nam, quốc gia có không nhiều giao thương với Anh, bản thân việc đồng bảng yếu đi lại còn thuận lợi cho rất nhiều người muốn du lịch, học hành ở Anh.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Hải, tác động của việc Anh rời EU tới Việt Nam là không lớn.

Trước câu hỏi nên đánh giá thế nào về những tác động của “Brexit” đối với các nước châu Á, Tom Orlik - chuyên gia kinh tế của Bloomberg - cho rằng châu Á không phải là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất  trong việc Anh rời Liên minh châu Âu, tuy vậy nền kinh tế của một vài quốc gia chắc chắn sẽ dễ bị tổn thương hơn các quốc gia còn lại.

Khi đánh giá 12 nền kinh tế lớn ở châu Á, các chuyên gia từ Bloomberg nhận thấy rằng Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc là những quốc gia dễ chịu tác động nhất, trong khi Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines… là những nước ít chịu tác động hơn.

Những đánh giá này là dựa trên đà tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia cũng như mức độ tiếp xúc với các dòng chảy thương mại và dịch chuyển vốn đầu tư xuyên quốc gia của các nước trong bối cảnh “Brexit” đang làm rung chuyển toàn cầu.

Theo chuyên gia kinh tế Tom Orlik, không có gì ngạc nhiên khi những nước chịu tác động mạnh nhất là những trung tâm kinh tế nhỏ, có đà tăng trưởng kinh tế chậm và phụ thuộc rất nhiều vào giao thương toàn cầu.

Một điều ngạc nhiên là Trung Quốc lại nằm trong số những nước chịu tác động nhiều nhất do quốc gia này có đà tăng trưởng kinh tế chậm và dòng chảy thương mại xuyên quốc gia lớn.


Nguồn: VITIC/tuoitre.vn/Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục