Trong bối cảnh giá heo hơi trong nước tăng mạnh do nguồn cung hạn hẹp, thịt heo ngoại tiếp tục được nhập ồ ạt với mức giá trung bình chỉ khoảng 35.500 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu 29.054 chiếc ô tô các loại, trị giá gần 732,64 triệu USD, giảm 17% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu ô tô nhiều nhất là từ Thái Lan với 10.155 xe.
Lý do quan trọng nhất để Thái Lan vượt lên dẫn đầu về cung cấp xe nhập khẩu nguyên chiếc cho thị trường Việt Nam, là do thuế suất thuế nhập khẩu giảm. Từ 1/1/2016, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các quốc gia Đông Nam Á về Việt Nam giảm từ mức 50% xuống còn 40%, khiến cho xe nhập từ Thái Lan có chi phí giảm.
Đầu năm 2017, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ Đông Nam Á về Việt Nam sẽ tếp tục giảm xuống còn 30% và sang đầu năm 2018 sẽ giảm còn 0%. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô cũng sẽ thay đổi từ 1/7/2016, với mức giảm 5% ( từ 45% xuống còn 40%) cho xe có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, sau đó giảm tiếp 5% nữa (xuống còn 35%) vào 2018 và xe có dung tích xi lanh từ 1.5L đến dưới 2.0L cũng giảm 5% (từ 45% xuống còn 40%) vào thời điểm này.
Điều đó cũng có nghĩa là xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan sẽ có rất nhiều lợi thế. Theo các doanh nghiệp, cứ tạm lấy mức giá nhập khẩu ô tô hiện nay là 5.000 USD/xe với xe có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống để tính, cộng với 40% thuế nhập khẩu, 45% thuế tiêu thụ đặc biệt (tính ở thời điểm hiện nay) và 10% VAT, thì giá 1 chiếc xe có thuế đầy đủ khoảng 12.000 USD (chưa tính các chi phí khác và lợi nhuận DN).
Tại Thái Lan, các mẫu xe sản xuất ra đều có mức tiêu hao nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4, tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, vì vậy xuất khẩu sang Việt Nam cũng không gặp rào cản về kỹ thuật.
Xét về giá cả, ô tô nhập khẩu từ Ấn Độ đang có mức giá thấp nhất, trung bình khoảng 9.650 USD/xe. Tiếp đến là Indonesia, với mức giá trung bình một chiếc xe vào khoảng hơn 12 nghìn USD.
Trong khi đó, những chiếc ô tô nhập khẩu đến từ Pháp lại có giá trung bình ở mức rất cao, với giá tới 187 nghìn USD/chiếc. Tiếp đến là ô tô Nga với giá bình quân là hơn 73 nghìn USD...
Ấn Độ là quốc gia có dân số đông và phần lớn người dân có thu nhập thấp; Chính phủ nước này có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất xe nhỏ giá rẻ. Nhờ vậy, hàng loạt các tập đoàn ôtô trên thế giới đã đổ tiền vào sản xuất ôtô tại Ấn Độ và đều hướng tới xe giá rẻ. Với mức sản xuất số lượng lớn, các nhà sản đầu tư tối ưu hóa chi phí, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh.
Điển hình như Grand i10 - một trong những dòng sản phẩm mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Ấn Độ trong năm 2015. Bên cạnh đó, nhiều dòng xe khác như Ertiga, Renault Kwid... sản xuất tại Ấn Độ cũng đang hấp dẫn khách hàng trong nước.
Hiện tại, nhập khẩu ô tô từ Ấn Độ về Việt Nam chịu mức thuế suất khá cao, tới 68%, nhưng nhờ lợi thế về giá, trong khi đó ô tô phân khúc giá rẻ ở Việt Nam rất sôi động sức cạnh tranh khá mạnh mẽ.
Điều này cũng hoàn toàn có thể lý giải vì sao Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ với số lượng khá lớn, tới 2.363 chiếc trong vòng 4 tháng đầu năm 2016, đứng thứ 5 trong tổng số các quốc gia xuất khẩu sang Việt Nam.
Nếu như trong các tháng trước và năm trước đó (năm 2015), mỗi chiếc xe nhập từ Nga với giá cao ngất ngưởng luôn chiếm vị trí đắt đỏ nhất thì tới tháng 4/năm 2016, Pháp lại chiếm vị trí này. Trung bình một chiếc ô tô nhập từ Pháp vào Việt Nam có giá khoảng 187 nghìn USD (hơn 4 tỷ đồng).
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu ô tô 4 tháng đầu năm 2016
Thị trường | 4 tháng/2016 | 4 tháng/2015 | +/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ | |||
Lượng (chiếc) | Trị giá (USD) | Lượng (chiếc) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 29.054 | 732.637.489 | 35.024 | 879.568.650 | -17,05 | -16,70 |
Thái Lan | 10.155 | 182.872.570 | 6.854 | 117.357.832 | +48,16 | +55,82 |
Trung Quốc | 4.216 | 162.357.312 | 8.856 | 347.173.208 | -52,39 | -53,23 |
Nhật Bản | 2.528 | 105.076.790 | 2.29 | 89.281.732 | +10,39 | +17,69 |
Hàn Quốc | 5.369 | 89.768.047 | 7.744 | 177.251.274 | -30,67 | -49,36 |
Nga | 607 | 44.567.060 | 80 | 4.261.700 | +658,75 | +945,76 |
Đức | 881 | 28.102.814 | 577 | 19.254.871 | +52,69 | +45,95 |
Hoa Kỳ | 656 | 26.934.516 | 740 | 27.951.325 | -11,35 | -3,64 |
Án Độ | 2.363 | 22.832.607 | 5.699 | 37.643.925 | -58,54 | -39,35 |
Anh | 270 | 12.755.985 | 411 | 15.252.912 | -34,31 | -16,37 |
Indonesia | 943 | 11.821.104 | 834 | 9.003.153 | +13,07 | +31,30 |
Pháp | 10 | 1.873.476 | 87 | 2.843.952 | -88,51 | -34,12 |
Canada | 39 | 1.301.616 | 52 | 1.468.934 | -25,00 | -11,39 |
Thủy Chung
vinanet
Trong bối cảnh giá heo hơi trong nước tăng mạnh do nguồn cung hạn hẹp, thịt heo ngoại tiếp tục được nhập ồ ạt với mức giá trung bình chỉ khoảng 35.500 đồng/kg.
6 tháng đầu năm, lượng sắt thép cả nước nhập về là 6,88 triệu tấn, trị giá 4,93 tỷ USD, giảm 12,9% về lượng nhưng tăng 6,4% về trị giá so với cùng kỳ.
Tuy là nhóm hàng chỉ xếp thứ 24 trong bảng xếp loại, nhưng 6 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang thị trường Anh tăng đột biến, gấp 4,3 lần so với cùng kỳ 2017.
Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.
Trung Quốc đang là thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những tháng vừa qua.
6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thủy sản đạt 860,67 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2017.
6 tháng đầu năm 2018 lượng hạt điều xuất khẩu đạt 175.078 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 15,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.
Nếu như tháng 5/2018 xuất khẩu phân bón của cả nước đã lấy lại đà tăng trưởng, thì nay sang tháng 6 giảm trở lại, giảm 33,3% về lượng và 33,3% trị giá so với tháng trước tương ứng với 65,4 nghìn tấn; 21,1 triệu USD.
6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 9,66% so với cùng kỳ, trong đó các nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng chiếm 78,3% và ngược lại nhóm hàng suy giảm chỉ chiếm 21,6%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 3,97 tỷ USD. Riêng tháng 6/2018 đạt 764,04 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với tháng 5/2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự