5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 66,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2016 đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng nhẹ 1,12% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, riêng sản phẩm gỗ đạt gần 1,54 tỷ USD, chiếm 73,15% trong tổng kim ngạch, tăng 5,08%.
Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ, với 825,53 triệu USD, chiếm 39,27% trong tổng kim ngạch, tăng 8,28% so với cùng kỳ; tiếp đến thị trường Nhật Bản 323,3 triệu USD, chiếm 15,38%, tăng 5,73%; sang Trung Quốc 267,67 triệu USD, chiếm 12,73%, giảm 7,49%; sang Hàn Quốc 173,53 triệu USD, chiếm 8,26%, tăng 14,16%.
Hoa Kỳ EU và Australia hiện là thị trường tiềm năng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam, tuy nhiên vẫn có những rủi ro tiềm ẩn khi Hiệp định TPP có hiệu lực vì phải chứng minh xuất xứ gỗ nhập khẩu. Theo các chuyên gia cho biết, Việt Nam nhập khẩu gỗ căm xe nguyên liệu từ Campuchia và Lào được khai thác từ một số dự án không minh bạch về tính pháp lý gây nhiều tranh cãi.
Rủi ro về tính hợp pháp cũng tồn tại đối với một số sản phẩm gỗ thuộc nhóm mã HS 4415 (hòm, thùng, giá kê bằng gỗ), HS 4416 (thùng bằng gỗ), HS 4418 (đồ mộc dùng trong xây dựng, panel gỗ, ván sàn), 4418 (bộ đồ ăn, đồ bếp) và HS 4420 (đồ tượng, khảm, đồ gỗ trang trí). Nguy cơ về vi phạm Đạo luật Lacey (Hoa Kỳ) của các doanh nghiệp đang sử dụng các loại gỗ này trong các sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ là rất lớn.
Trong nhóm 4415 và một số sản phẩm thuộc nhóm 4418 có sản phẩm làm bằng gỗ cao su và gỗ dái ngựa. Gỗ cao su chủ yếu được khai thác từ các khu rừng cao su thanh lý trong nước. Hiện tình trạng pháp lý của nguồn gỗ này vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt đối với các diện tích trước kia là các diện tích rừng tự nhiên. Gỗ dái ngựa là gỗ tự nhiên, được nhập khẩu từ Philippines và Indonesia, với thông tin về tình trạng pháp lý chưa rõ ràng.
Tương tự, EU cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 4 của Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng các mặt hàng về gỗ thì EU là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam. Australia là thị trường nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn thứ 6 của Việt Nam và là thị trường tiềm năng khi TPP được kí kết.
Trong bối cảnh hội nhập, thiếu thông tin về các yêu cầu của thị trường xuất khẩu là một trong những rủi ro lớn của doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát 39 doanh nghiệp thì 1/2 số doanh nghiệp hiện xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ không nắm được các quy định liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường này. Đa số các DN chế biến tại Việt Nam chủ yếu làm việc thông qua người mua hàng đại diện chứ không tiếp cận trực tiếp đến các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam thụ động khi tham gia thị trường.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Thị trường | 4T/2016 | 4T/2015 | +/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 2.102.010.363 | 2.078.729.489 | +1,12 |
Sản phẩm gỗ | 1.537.620.404 | 1.463.328.993 | +5,08 |
Hoa Kỳ | 825.533.334 | 762.403.960 | +8,28 |
Nhật Bản | 323.298.397 | 305.771.329 | +5,73 |
Trung Quốc | 267.670.247 | 289.327.162 | -7,49 |
Hàn Quốc | 173.529.451 | 152.008.735 | +14,16 |
Anh | 109.771.857 | 100.691.641 | +9,02 |
Australia | 43.066.742 | 42.199.984 | +2,05 |
Canada | 42.058.351 | 47.937.304 | -12,26 |
Đức | 41.655.292 | 48.727.566 | -14,51 |
Pháp | 33.727.083 | 35.000.720 | -3,64 |
Hà Lan | 27.975.601 | 26.686.800 | +4,83 |
Đài Loan | 19.194.985 | 27.257.862 | -29,58 |
ẤN ĐỘ | 17.191.315 | 18.368.084 | -6,41 |
Hồng kông | 15.015.408 | 34.630.308 | -56,64 |
Malaysia | 11.323.226 | 15.150.337 | -25,26 |
Italia | 11.133.122 | 12.379.494 | -10,07 |
Bỉ | 11.038.354 | 12.852.317 | -14,11 |
Thụy Điển | 9.072.813 | 10.886.906 | -16,66 |
Tây Ban Nha | 8.842.976 | 9.007.988 | -1,83 |
Ả rập Xê Út | 7.300.011 | 6.999.878 | +4,29 |
Ba Lan | 6.471.879 | 6.617.375 | -2,20 |
NewZealand | 6.006.176 | 6.129.768 | -2,02 |
Thái Lan | 5.927.290 | 6.731.263 | -11,94 |
U.A.E | 5.637.854 | 5.039.637 | +11,87 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 4.922.204 | 5.175.643 | -4,90 |
Singapore | 4.835.449 | 4.350.835 | +11,14 |
Đan Mạch | 4.699.476 | 6.044.961 | -22,26 |
Mexico | 3.466.490 | 2.124.571 | +63,16 |
Campuchia | 2.970.797 | 764.006 | +288,84 |
Cô Oét | 2.250.167 | 2.533.491 | -11,18 |
Hy Lạp | 2.234.726 | 3.134.154 | -28,70 |
Nam Phi | 1.801.468 | 4.096.124 | -56,02 |
Na Uy | 1.656.384 | 3.151.296 | -47,44 |
Bồ Đào Nha | 1.543.586 | 781.792 | +97,44 |
Nga | 1.304.565 | 1.768.946 | -26,25 |
Phần Lan | 799.541 | 1.444.651 | -44,66 |
Áo | 609.593 | 1.088.697 | -44,01 |
Thụy Sĩ | 594.605 | 646.615 | -8,04 |
Séc | 221.628 | 410.964 | -46,07 |
5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 66,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 67,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Sau khi liên tiếp giảm trong hai tháng đầu năm 2016, nhập khẩu vải tăng liên tiếp.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 6,21 triệu tấn thép, trị giá trên 2,3 tỷ USD (tăng 55,36% về lượng, nhưng giảm nhẹ 0,34% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái).
Việt Nam nhập siêu khá lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc đồng thời xuất siêu lớn qua Mỹ và EU trong năm tháng đầu năm 2016. Tổng quan, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, cả nước vẫn xuất siêu 1,36 tỉ đô la Mỹ trong 5 tháng.
Dù kim ngạch ngành chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực nhưng ứng dụng công nghệ, năng suất lao động lại thấp hơn
Do nhập siêu ước tính khoảng 400 triệu trong tháng 5, nên mức xuất siêu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm giảm còn 1,36 tỷ USD.
Tháng 4/2016, XK cá ngừ của Việt Nam đã phục hồi, đạt gần 42,5 triệu USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, do giá trị XK cá ngừ trong tháng 2 và 3 thấp hơn so với cùng kỳ, nên tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay cũng thấp hơn so với năm trước, chỉ đạt hơn 141 triệu USD, giảm hơn 3%.
Đối với nhiều mặt hàng như rau quả, tỏi, gừng, mật ong... Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên mà Hàn Quốc cam kết cắt giảm thuế, nhưng với lộ trình cắt giảm kéo dài từ 10-15 năm.
Rạng sáng 26/5 theo giờ Việt Nam, với 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được công bố từ cuối năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự