Điện gia dụng và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Thái Lan, đạt trên 647,57 triệu USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 11.671 tấn, thu về 20,03 triệu USD, giảm 0,06% về lượng và giảm 1,9% về kim ngạch so với tháng 6/2018. So với tháng 7/2017 cũng giảm 13,6% về lượng và giảm 12,8% về kim ngạch.
Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 68.103 tấn chè các loại, thu về 111,15 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 7,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá chè xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm ở mức 1.632 USD/tấn, tăng 4%.
Pakistan là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại chè của Việt Nam, chiếm 24,5% trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước và chiếm 33,6% trong tổng kim ngạch, đạt 16.686 tấn, tương đương 37,3 triệu USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 18% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu đạt 2.235,3 USD/tấn, tăng 7,7%.
Thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan chiếm 14,7% trong tổng khối lượng và chiếm 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 9.981 tấn, tương đương trên 15,55 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt 1.558 USD/tấn, giảm 3,4%.
Tiếp sau đó là thị trường Nga đạt 8.412 tấn, tương đương trên 12,73 triệu USD, chiếm 12% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch, giảm 13,6% về lượng nhưng giảm 3,6% về kim ngạch. Tuy nhiên, giá tăng 11,7%, đạt 1.513,8 USD/tấn.
Xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng cả lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 1,6%, 12,6% và 10,8% so với cùng kỳ, đạt 6.672 tấn, tương đương 9,08 triệu USD, giá trung bình 1.360,8 USD/tấn.
Chè xuất sang thị trường Đông Nam Á chiếm 11,9% trong tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước và chiếm 7,4% trong tổng kim ngạch, đạt 8.101 tấn, tương đương 8,28 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 27,2% về kim ngạch.
Nhìn chung, xuất khẩu chè sang đa số các thị trường trong 7 tháng đầu năm nay đều tăng cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng các thị trường lớn thì mức tăng không nhiều. Tuy nhiên, một số thị trường tuy kim ngạch rất ít nhưng so với cùng kỳ năm ngoái lại tăng mạnh như: Philippines tăng 205,5% về lượng, đạt 446 tấn; tăng 270% về kim ngạch, đạt 1,14 triệu USD. Đức tăng 9,2% về lượng và tăng 87,8% về kim ngạch, đạt 260 tấn, trị giá 1,22 triệu USD. Malaysia tăng 16% về lượng và tăng 22,2% về trị giá, đạt 2.245 tấn, trị giá 1,75 triệu USD. Saudi Arabi tăng 11,3% về lượng và tăng 18,2% trị giá.
Ngược lại, xuất khẩu chè sang thị trường Ấn Độ lại sụt giảm mạnh nhất giảm 71% về lượng và giảm 75,8% về kim ngạch, chỉ đạt 435 tấn, trị giá 0,43 triệu USD; xuất sang U.A.E cũng giảm mạnh 61% về lượng và giảm 59,8% về kim ngạch; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 42,9% về lượng và giảm 46,9% kim ngạch.
Xuất khẩu chè 7 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng kim ngạch XK | 68.103 | 111.151.357 | -11,28 | -7,74 |
Pakistan | 16.686 | 37.297.747 | 9,63 | 18,08 |
Đài Loan(TQ) | 9.981 | 15.552.105 | 4,52 | 1,01 |
Nga | 8.412 | 12.734.315 | -13,63 | -3,56 |
Trung Quốc | 6.672 | 9.078.989 | 1,63 | 12,57 |
Indonesia | 5.410 | 5.387.404 | -2,47 | 13,08 |
Mỹ | 3.710 | 4.223.813 | 4,65 | 1,48 |
Saudi Arabia | 1.017 | 2.646.762 | 11,27 | 18,16 |
U.A.E | 1.259 | 1.877.990 | -60,97 | -59,84 |
Malaysia | 2.245 | 1.752.665 | 15,96 | 22,19 |
Đức | 260 | 1.216.663 | 9,24 | 87,75 |
Philippines | 446 | 1.135.862 | 205,48 | 270,1 |
Ukraine | 587 | 1.014.313 | 1,73 | 14,14 |
Ba Lan | 621 | 946.612 | -0,32 | -10,56 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 226 | 473.817 | -42,93 | -46,92 |
Ấn Độ | 435 | 432.585 | -71,12 | -75,79 |
Kuwait | 17 | 45.448 | 13,33 | 12,53 |
*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Điện gia dụng và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Thái Lan, đạt trên 647,57 triệu USD
Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng xuất khẩu của cả nước, chiếm 19,7% tổng kim ngạch, đạt xấp xỉ 26,48 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu nguyên liệu nhựa tăng mạnh nhất trong tất cả các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng giày dép của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 1,44 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng liền kề trước đó nhưng tăng 10% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại than xuất khẩu của nước ta. Trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sang Nhật 538.465 tấn than đá, thu về 70,3 triệu USD.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2018, xuất khẩu rau quả của cả nước ước đạt 345,31 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng 6/2018 nhưng giảm 3,9% so với tháng 7/2017. Tính chung cả 7 tháng đầu năm, kim ngạch ước đạt 2,33 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu từ TCHQ, 7 tháng đầu năm 2018 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 5,67 tỷ USD, chiếm 4,22% tỷ trọng.
Tính đến hết tháng 7/2018, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 21,3 nghìn tấn, trị giá 66,2 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 6% trị giá so với tháng 6/2018 – đây là tháng giảm thứ tư liên tiếp.
Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% so với tháng 6/2018 xuống còn 85,4 triệu USD, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 591,5 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ 2017.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường các nước EU, đạt 453.988 tấn, tương đương 838,31 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự