Hơn 99% ô tô bán tải nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan.

Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thụy Sỹ trong tháng 3/2019 đạt 11,4 triệu USD, giảm mạnh tới 43,6% so với tháng 2/2019. Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này trong cả quý 1/2019 vẫn tăng nhẹ 0,7% đạt 46,6 triệu USD.
Theo số liệu của Hải quan Thụy Sỹ, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Thụy Sỹ và Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây đạt hơn 7,9 tỷ Franc Thụy Sỹ (CHF), trong đó Việt Nam là nước xuất siêu. Nếu như kim ngạch thương mại hai chiều các năm 2013-2015 đạt trung bình hơn 1 tỷ CHF thì đến 2016-2017 tăng lên 2 tỷ CHF. Thụy Sỹ là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ ba tại Việt Nam với tổng vốn FDI đạt gần 2 tỷ USD. Trong giai đoạn 2017-2020, Chính phủ Thụy Sỹ cam kết viện trợ 90 triệu francs vốn ODA cho Việt Nam.
Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thụy Sỹ trong tháng 3/2019 đạt 11,4 triệu USD, giảm mạnh tới 43,6% so với tháng 2/2019. Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này trong cả quý 1/2019 vẫn tăng nhẹ 0,7% đạt 46,6 triệu USD.
Đặc điểm của thị trường Thụy Sỹ là hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và tính nhân văn. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải nghiêm túc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và tuyệt đối không xử dụng lao động trẻ em trong các dây chuyền sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Thụy Sỹ là: hàng thủy sản, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, và nhiều hàng hóa khác…Trong đó, giày dép các loại xuất đi trong tháng 3/2019 có trị giá tăng mạnh nhất với 146,2% so với tháng trước đó, đạt 919.247 USD. Tuy vậy, mức tăng này không đủ để kéo trị giá xuất khẩu của cả quý 1 tăng lên. Mặt hàng này trong quý 1/2019 vẫn sụt giảm 0,16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5,1 triệu USD.
Trong tháng 3/2019, một số mặt hàng cũng có trị giá tăng mạnh như: sản phẩm từ chất dẻo (+135,4%) đạt 147.709 USD; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù (+128,7%) đạt 524.689 USD; sản phẩm từ sắt thép (+121,3%) đạt hơn 1 triệu USD…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng chiếm 12,25% tỷ trọng xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2019, đạt 5,7 triệu USD, tăng mạnh nhất 76,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm từ chất dẻo trong quý 1 cũng tăng 59,4% so với cùng kỳ, đạt 422.558 USD.
Quý đầu của năm 2019, Thụy Sỹ đã giảm nhập khẩu các mặt hàng như: dệt, may (-42,5%) đạt 1,8 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ (-20,4%) đạt 802.268 USD; hàng thủy sản (-14,3%) đạt 5,8 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ quý I năm 2019
Mặt hàng | 3T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
Trị giá (USD) | Trị giá | |
Tổng | 46.640.838 | 0,68 |
Hàng thủy sản | 5.858.268 | -14,28 |
Hàng rau quả | 1.321.371 |
|
Cà phê |
|
|
Than đá |
|
|
Sản phẩm từ chất dẻo | 422.558 | 59,37 |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù | 1.278.318 | -8,67 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 802.268 | -20,37 |
Hàng dệt, may | 1.815.555 | -42,48 |
Giày dép các loại | 5.129.995 | -0,16 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
|
|
Sắt thép các loại |
|
|
Sản phẩm từ sắt thép | 2.311.325 | 27,50 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 5.711.369 | 76,57 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 3.922.357 | -12,54 |
Hàng hóa khác | 18.067.453 |
|
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Quan hệ hai nước trong thời gian qua không ngừng tiến triển trên nhiều lĩnh vực. Hai bên tích cực phối hợp trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, Francophonie. Thụy Sỹ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Việt Nam ủng hộ Thụy Sỹ ứng cử viên vào Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2023-2024. Cơ chế tham khảo chính trị và nhân quyền cấp vụ trưởng của hai Bộ Ngoại giao được tiến hành đều đặn hàng năm.
Cùng với chính sách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, việc Thụy Sỹ là nền kinh tế mạnh, ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là những thuận lợi cơ bản cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và Thụy Sỹ.
Theo Vinanet.vn
Hơn 99% ô tô bán tải nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam chủ động và tích cực hơn chắc chắn sẽ giành thị phần lớn bởi cá phi lê basa rất được ưa chuộng tại Ai Cập.
Trong quý I/2017, xuất khẩu gạo không khả quan khi giảm trên 18% về lượng và 17,3 về giá so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam đã xuất siêu lượng hàng hóa trị giá 29,7 tỷ USD sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2016, trong đó nhóm hàng chủ lực lần lượt là dệt may, điện thoại và linh kiện, giày dép.
Ngày 30 .3, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế cao nhất lên tới 38%.
Dù kém hơn về giá và công nghệ song hàng "Made in Vietnam" được người tiêu dùng thế giới đánh giá cao hơn sản phẩm Trung Quốc ở tiêu chí chất lượng, độ bền và thiết kế...
Hai sản phẩm tôn mạ màu và tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá trong thời hạn 5 năm tại Thái Lan.
Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ (DGAD) vừa công bố quyết định cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi spandex nhập khẩu từ VN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Trong khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu được nhập khẩu xong hoàn thiện Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu, thì Tổng cục Hải quan vừa quyết định dừng thông quan đối với hoạt động trên vì cho rằng không phù hợp với quy định của quản lý Nhà nước, gây nhiều hệ lụy xấu.
Trên đây là so sánh được ông Trần Việt Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su – Nhựa TP.HCM đưa ra trong buổi gặp gỡ với Đoàn ĐBQH TP.HCM ngày 3/10, với sự có mặt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự