5 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu cao su của Việt Nam tăng về lượng nhưng kim ngạch và giá nhập bình quân giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh giá heo hơi trong nước tăng mạnh do nguồn cung hạn hẹp, thịt heo ngoại tiếp tục được nhập ồ ạt với mức giá trung bình chỉ khoảng 35.500 đồng/kg.
Tăng mạnh nhập khẩu thịt heo
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu 678 tấn thịt heo đã qua giết mổ trong tháng 6, tương đương trị giá đạt 1,03 triệu USD. So với tháng 5, con số này tăng 50,4% về khối lượng và 50,7% về trị giá.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi hơn 4,8 triệu USD để nhập khẩu 2.806 tấn thịt heo đã qua giết mổ từ nước ngoài.
Đáng lưu ý, giá thịt heo nhập khẩu trung bình trong tháng 6 đạt 1.524 USD/tấn, tương đương khoảng 35.500 đồng/kg (quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank sáng 24/7). Mặc dù tăng nhẹ so với tháng 5 nhưng mức giá này vẫn thấp hơn rất nhiều so với giá heo hơi trong nước.
Trong 20 ngày đầu tháng 7, giá heo hơi trên cả nước tăng mạnh do người dân mới tái đàn nên nguồn cung trên thị trường còn hạn chế, Bộ Công Thương cho biết. Việc các công ty chăn nuôi lớn của miền Bắc tăng giá heo hơi cũng là động lực đẩy giá heo trong dân lên cao. Hiện tại, giá heo xuất tại kho của các công ty đang vào khoảng 53.000 đồng/kg.
Trong dân, giá heo hơi tại miền Bắc được giao dịch trong khoảng 51.000 – 55.000 đồng/kg và vẫn đang trong xu hướng tăng. Đây vẫn là khu vực có mức giá heo cao nhất cả nước. Tại miền Trung, heo được trả giá trong khoảng 43.000 – 53.000 đồng/kg, và tại miền Nam là 46.000 – 48.000 đồng/kg.
Nhập khẩu thịt từ Hà Lan, Pakistan tăng mạnh
Tính chung mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, Việt Nam đã nhập khẩu 26.870 tấn với tổng trị giá đạt 38,68 triệu USD trong tháng 6, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Đáng lưu ý là nhập khẩu thịt heo từ Hà Lan, Pakistan tăng chóng mặt trong khi nhập khẩu từ một số thị trường truyền thống đều giảm hơn 20%.
Cụ thể, nhập khẩu thịt từ Hà Lan và Pakistan trong tháng 6 đạt 2.610 tấn và 588 tấn, lần lượt tăng tới 282,1% và 197% so với tháng trước đó. Ngược lại, khối lượng thịt nhập khẩu từ Mỹ, Ấn Độ và Ba Lan - hai thị trường chính cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam - lại giảm 25,8%, 27,9% và 24,6%.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nguồn cung chính cho Việt Nam trong tháng 6, chiếm 30% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu vào nước ta. Đứng thứ hai là Hàn Quốc với thị phần là 10,9%.
Phan Vũ
Theo Nhipcaudautu.vn
5 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu cao su của Việt Nam tăng về lượng nhưng kim ngạch và giá nhập bình quân giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 5/2018 nhập khẩu rau quả từ Brazil tăng 269,7%, Australia tăng 175%, từ NewZealnad tăng 102,6% so với tháng trước đó.
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm từ hai thị trường Canada và Singapore chỉ đạt 7,3 và 3,1 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tốc độ tăng mạnh gấp 2 lần mỗi thị trường so với cùng kỳ.
-5 tháng đầu năm 2018, cả nước xuất khẩu 877.804 tấn cà phê, trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 23,8% về lượng và tăng 5,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 có 39/45 nhóm hàng có tốc độ tăng dương.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 3,21 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó riêng tháng 5/2018 đạt 765,75 triệu USD, tăng 11,9% so với tháng 4/2018 và tăng 7,9% so với tháng 5/2017.
Xuất khẩu gạo sang Bangladesh tăng gấp 90,8 lần về lượng và gấp 61,6 lần về kim ngạch; sang Indonesia cũng tăng gấp 291 lần về lượng, gấp 269 lần về kim ngạch.
Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, đạt kim ngạch tỷ đô trong 5 tháng đầu năm 2018.
Hầu hết các nhóm hàng đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ,trong đó xuất khẩu chè tăng mạnh nhất 132,3%.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông trong 5 tháng đầu năm 2018 tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,2 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự