Nguyên nhân một phần được cho là do ảnh hưởng tích cực từ việc Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5 nền kinh tế chỉ nhập siêu gần 180 triệu USD, thấp hơn nhiều co số nhập siêu ước tính của Tổng cục Thống kê là 400 triệu USD. Nhờ đó, lũy kế 5 tháng nền kinh tế xuất siêu gần 1,64 tỷ USD.
Cụ thể, trong tháng 5 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 14,37 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng đạt hơn 67,44 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ 2015.
Trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước tháng 5 đạt gần 14,55 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng đạt gần 65,81 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ.
Như vậy, trong tháng 5 nền kinh tế chỉ nhập siêu gần 180 triệu USD, thấp hơn nhiều co số ước tính của Tổng cục Thống kê là nhập siêu 400 triệu USD. Nhờ đó tính chung 5 tháng đầu năm, nền kinh tế xuất siêu tới gần 1,64 tỷ USD, cao hơn con số ước tính của Tổng cục Thống kê là 1,36 tỷ USD.
Xét riêng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI), trong tháng 5 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khối này đạt 9,96 tỷ USD, giảm 0,2% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng đạt hơn 47,13 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 5 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của khối này đạt gần 8,27 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng đầu năm đạt gần 38,80 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ.
Như vậy trong tháng 5 khối DN FDI tiếp tục xuất siêu 1,69 tỷ USD; lũy kế 5 tháng xuất siêu gần 8,34 tỷ USD. Điều đó có nghĩa khu vực kinh tế trong nước nhập siêu tới gần 9,98 tỷ USD.
Nguyên nhân một phần được cho là do ảnh hưởng tích cực từ việc Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Trong 5 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Xu hướng này có thể tiếp tục được đẩy mạnh sau khi thỏa thuận tự do thương mại giữa Việt Nam và EU có hiệu lực.
XK gạo dù được nhận định sẽ khả quan hơn trong những tháng tới, nhưng Bộ Công Thương vẫn tỏ ra lo lắng với mặt hàng này khi đưa ra hàng loạt giải pháp để đẩy mạnh XK. Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra chưa cụ thể cho thấy, XK gạo vẫn sẽ phải "dò dẫm" tìm đường đi.
Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn TPP trình Thủ tướng thay mặt Chính phủ ký trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV (dự kiến bắt đầu từ 20-7).
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 42,11 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 31/5 là 65,806 tỷ USD.
Để vào được những thị trường khó tính, có những loại trái cây tươi của Việt Nam phải mất 4-5 năm, thậm chí 10 năm, vượt qua những rào cản về kiểm dịch thực vật khắt khe.
Có nhiều lý do khiến Bộ Công Thương đã xin NK 200.000 tấn đường và khẩn trương thực hiện đấu giá 85.000 tấn đường NK theo hạn ngạch thuế quan.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa công bố danh sách 49 doanh nghiệp được thực hiện thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Ka Long thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến hết ngày 31/12/2016.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016 cả nước xuất khẩu được gần 68.556 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch gần 556 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 10,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2015. Giá tiêu đen xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 7.680 USD/tấn, giảm 1.100 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước; tiêu trắng 11.500 USD/tấn, giảm 1.084 USD/tấn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự