Hiện nay, điều đáng buồn là chính quyền lẫn người dân gần như "lãng quên" cây hoa xuất khẩu, trái lại, lại chú trọng nhiều đến các loại rau, củ, quả.

Tính đến hết tháng 12/2015, tổng lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan đạt mức 9,97 triệu tấn, thấp hơn mức 10,23 triệu tấn gạo xuất khẩu của Ấn Độ.
Giá trị xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng giảm 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 4,61 tỉ USD. Với kết quả trên, trong năm 2015, Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới tiếp theo sau là Thái Lan và Việt Nam.
Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại Thái Lan, tại thời điểm tháng 1/2016, lượng gạo dự trữ của Thái Lan hiện ở mức 13,7 triệu tấn.
Trong số này, 13 triệu tấn đáp ứng đủ các yêu cầu xuất khẩu và 700.000 tấn hiện vẫn chưa tìm ra. Trong năm 2016, Chính phủ Thái Lan sẽ nỗ lực đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo thông qua hình thức thỏa thuận giữa chính phủ (G2G). Nỗ lực đầu tiên là mục tiêu bán 2 triệu tấn gạo cho Chính phủ Trung Quốc, Phi-líp-pin, và Ấn độ.
Trong năm 2016, triển vọng xuất khẩu gạo của Thái Lan dự báo đạt mức 9 triệu tấn trị giá khoảng 150-170 tỉ bạt (4,13-4,68 tỉ USD) cao hơn dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ (8,5 triệu tấn) và Việt Nam (7,3 triệu tấn). Khoảng 60-70% lượng gạo xuất khẩu trong năm 2016 sẽ thuộc vựa thóc lúa mới thu hoạch.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, Chính phủ Thái Lan dự kiến dự kiến xuất khẩu 4,8 triệu tấn gạo trắng, 2,2 triệu tấn gạo thơm Hom Mali, 2,2 triệu tấn gạo đồ, 200.000 tấn gạo nếp và 100.000 tấn gạo Hom Pathum Thani.
Hiện nay, điều đáng buồn là chính quyền lẫn người dân gần như "lãng quên" cây hoa xuất khẩu, trái lại, lại chú trọng nhiều đến các loại rau, củ, quả.
Trung Quốc đang chiếm trên 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nhưng việc giảm phụ thuộc vào thị trường này là không hề dễ
Trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2016 tại khu vực phía Nam diễn ra ở TP HCM ngày 22-2, tham tán thương mại các nước đã chia sẻ những lưu ý, kinh nghiệm đưa hàng vào các thị trường nước ngoài.
Sự phụ thuộc thương mại quá lớn và bất kỳ một đối tác nào cũng không phải là điều tốt. Nhưng thị trường Trung Quốc còn có những đặc điểm khiến Việt Nam khó có thể dự đoán nhu cầu thực tế và chịu thua thiệt trong đàm phán.
Tháng đầu năm, XK thủy sản vẫn tiếp tục đà sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dự báo cả năm XK mặt hàng này sẽ có những tín hiệu tích cực nhờ tác động từ các Hiệp định thương mại (FTA).
Năm 2016, xuất khẩu nông lâm thủy sản được dự báo sẽ có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, sức cạnh tranh tăng từ các Hiệp định thương mại tự do vừa kết thúc đàm phán.
Bất ngờ là ngay trong tháng đầu năm 2016, cả nước đã xuất siêu khoảng 770 triệu USD; bằng 5,7% kim ngạch xuất khẩu.
Đầu năm 2016, tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL đều rất khả quan.
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cá hồi - loài hải sản được sử dụng phổ biến ở các nhà hàng và có thể ăn sống dưới dạng sushi hoặc xông khói - đã vượt tôm trở thành loại hải sản được giao dịch nhiều nhất trên thế giới nhờ xu hướng tiêu thụ ngày càng phổ biến trên toàn cầu, mở ra những thị trường mới cho các sản phẩm còn mới mẻ ở nhiều thị trường này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự