Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, chiếm 17,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan giảm khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này chậm hơn nhiều so với cùng kỳ và thông lệ nhiều năm gần đây.
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, hết 15/7/2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau qua chỉ đạt 2,13 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ 2017.
Tốc độ tăng trưởng này rõ ràng thua xa so với vài năm gần đây. Đơn cử như năm 2017 là 42,4%; năm 2016 là 33,6%; năm 2015 là 23,4%; năm 2014 là 38,7%.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả đột ngột chậm lại có nhiều lý do, nhưng có điều không thể không nhận ra sự liên hệ với kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này từ Thái Lan.
Thông tin mới nhất theo thị trường nhập khẩu của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 6, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan chỉ đạt 333,3 triệu USD, giảm gần 30 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, những năm gần đây, thời điểm nào kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng tăng cao. Như năm 2017 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Thái Lan tăng tới 107%; năm 2016 là 98% hay năm 2014 tăng 53,2%.
Nhưng năm 2015 kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan chỉ tăng 18,6%, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta cũng chỉ tăng 23,4%.
Được biết, 3 loại trái cây gồm măng cụt, sầu riêng, nhãn được nhập khẩu từ Thái Lan sau đó gần như 100% được doanh nghiệp xuất đi Trung Quốc.
Theo lãnh đạo Phòng Thống kê hải quan (Cục CNTT và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan) do doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu kinh doanh và xuất khẩu kinh doanh độc lập nên cơ quan Hải quan vẫn đưa vào thống kê về kim ngạch, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất cơ quan Hải quan không đưa vào thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu.
Không phủ nhận nỗ lực của ngành rau quả trong việc tìm thị trường xuất khẩu, nhưng rõ ràng ở những thời điểm kim ngạch xuất khẩu tăng cao đột biến luôn là sự có mặt của rau quả xuất xứ Thái Lan.
Nguồn: Baohaiquan.vn
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, chiếm 17,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Năm 2018 kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 6,4% so với năm 2017, đạt 2,32 tỷ USD.
Đông Nam Á – là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong năm 2018, chiếm 31,13% tổng lượng giấy nhập khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hóa chất các loại nhập khẩu vào Việt Nam năm 2018 đã tăng 26,3% so với năm 2017, đạt trên 5,16 tỷ USD. Riêng tháng cuối năm 2018, kim ngạch giảm 9,2% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 7,9% so với tháng cuối năm 2017, đạt 438,57 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ thu về trên 6,5 tỷ USD, tăng 74,20% so với năm 2017, mặc dù tháng cuối năm 2018 kim ngạch xuất sang thị trường này giảm 5,85% so với tháng 11/2018 chỉ đạt 406 triệu USD và tăng 4,29% so với tháng 12/2017.
Dưới đây là quy định về xuất, nhập khẩu một số mặt hàng
Mỹ chiếm 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, có 10 nhóm hàng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga tháng 12/2018 đạt 142,7 triệu USD, giảm 44,37% so với tháng 11/2018 nhưng vẫn đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cả năm 2018 tăng 12,81% so với năm 2017 đạt 2,445 tỷ USD.
Nguồn cung về mặt hàng tinh bột sắn của Việt Nam khá dồi dào, tuy nhiên mặc dù đã đến thời điểm gần Tết âm lịch nhưng nhu cầu mua hàng từ thị trường Trung Quốc chậm hơn so với các năm gần đây.
Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Trung Quốc là thị trường đầu tiên trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ ngoại thương đạt được quy mô kim ngạch 3 con số.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự