Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan vừa công bố ngày 20/8 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8/2015 (từ 1/8 đến 15/8) đạt 13,3 tỷ USD.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2019 kim ngạch xuất khẩu túi xách, va li, ô dù ra thị trường nước ngoài đạt 841,23 triệu USD, tăng 10,4% so với quý 1/2018; trong đó riêng tháng 3/2019 đạt 299,8 triệu USD, tăng mạnh 82,5% so với tháng 2/2019 và tăng 9,7% so với tháng 3/2018.
Xuất khẩu túi xách, va li, ô dù sang thị trường lớn nhất là Mỹ tăng trưởng cao 30,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt gần 345,43 triệu USD, chiếm 41,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách, va li, ô dù của cả nước. Riêng tháng 3/2019 xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng mạnh 65,2% so với tháng 2/2019 và tăng 25,1% so với cùng tháng năm 2018, đạt 113,97 triệu USD.
Túi xách, va li, ô dù xuất khẩu sang thị trường các nước EU – thị trường đứng thứ 2 về kim ngạch cũng tăng rất cao trong tháng 3/2019 tăng 134,8% so với tháng 2/2019 và tăng 79,3% so với tháng 3/2018, đạt 82,99 triệu USD. Tinh chung cả quý 1/2019 xuất sang EU tăng 52,7%, đạt 208,83 triệu USD, chiếm 24,8%.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 3/2019 tăng 90,5% so với tháng 2/2019 và tăng 2,6% so với tháng 3/2018, đạt 34,22 triệu USD; nâng kim ngạch cả quý 1/2019 lên 104,9 triệu USD, tăng 9,8%, chiếm 12,4%.
Nhìn chung, trong quý 1 năm nay, xuất khẩu túi xách, va li, ô dù sang phần lớn các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất sang thị trường Malaysia tăng mạnh nhất 109%, đạt 4,59 triệu USD; Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường như: Na Uy tăng 54,9%, đạt 1,91 triệu USD; Đông Nam Á tăng 52,4%, đạt 9,85 triệu USD; Mexico tăng 48,4%, đạt 3,24 triệu USD.
Tuy nhiên, túi xách, va li, ô dù xuất khẩu sụt giảm mạnh ở một số thị trường như: Séc giảm 64,4%, đạt 0,46 triệu USD; Singapore giảm 38,6%, đạt 2,57 triệu USD; Đan Mạch giảm 35%, đạt 1,39 triệu USD.
Xuất khẩu túi xách, va li, ô dù quý 1/2019
ĐVT: USD
Thị trường | T3/2019 | +/- so với T2/2019 (%)* | Quý 1/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* |
Tổng cộng | 299.798.260 | 82,54 | 841.231.495 | 10,36 |
Mỹ | 113.970.814 | 65,17 | 345.427.790 | 30,66 |
Nhật Bản | 34.221.891 | 90,49 | 104.897.764 | 9,82 |
Hà Lan | 28.076.778 | 147,3 | 61.795.453 | -22,57 |
Đức | 15.889.349 | 172,94 | 42.576.155 | 2,05 |
Hàn Quốc | 13.699.297 | 101,63 | 38.333.498 | -7,36 |
Pháp | 9.158.339 | 60,46 | 26.519.961 | 12,27 |
Bỉ | 10.558.311 | 219,74 | 23.790.100 | -6,53 |
Anh | 7.973.848 | 105,34 | 22.704.104 | 29,65 |
Hồng Kông (TQ) | 6.402.445 | 63,64 | 18.143.074 | 6,91 |
Canada | 6.173.337 | 95,35 | 16.947.566 | 31,88 |
Italia | 6.097.624 | 125,16 | 16.280.023 | 25,11 |
Australia | 2.632.283 | 19,22 | 7.607.577 | -28,22 |
U.A.E | 3.372.888 | 109,46 | 6.731.998 | 23,33 |
Tây Ban Nha | 2.124.186 | 135,3 | 5.731.241 | -1,9 |
Thụy Điển | 1.564.077 | 72,63 | 5.548.390 | 32,81 |
Đài Loan (TQ) | 2.222.607 | 111,39 | 4.946.468 | 33,54 |
Nga | 1.527.713 | -12,99 | 4.926.618 | -15,99 |
Malaysia | 1.727.069 | 33,23 | 4.588.293 | 109,14 |
Mexico | 1.578.938 | 229,79 | 3.240.122 | 48,39 |
Thái Lan | 920.584 | 67,29 | 2.691.403 | -13,58 |
Singapore | 780.695 | 37,65 | 2.573.441 | -38,64 |
Brazil | 1.026.292 | 55,06 | 2.438.631 | -2,5 |
Ba Lan | 937.668 | 261,73 | 2.033.246 | -29,7 |
Na Uy | 742.395 | 26,2 | 1.908.066 | 54,9 |
Chile | 440.420 |
| 1.427.862 |
|
Đan Mạch | 391.336 | -20,99 | 1.392.026 | -35,07 |
Thụy Sỹ | 524.689 | 128,68 | 1.278.318 | -8,67 |
Achentina | 544.694 |
| 766.282 |
|
Peru | 391.750 |
| 663.386 |
|
Séc | 217.328 |
| 456.986 | -64,36 |
Nigeria |
|
| 235.001 |
|
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan vừa công bố ngày 20/8 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8/2015 (từ 1/8 đến 15/8) đạt 13,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, nếu để muộn quá, Hoa Kỳ sẽ không kịp trình Hiệp định ra Quốc hội trước khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2016. Xuất phát từ đây, ông Trần Quốc Khánh cho rằng không thể tổ chức Hội nghị Bộ trưởng muộn hơn tháng Chín.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, riêng trong tháng 7/2015, cả nước nhập siêu gần 500 triệu USD; nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD – vượt xa con số xuất siêu của cả năm 2014...
Trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGap, được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay, loại quả đặc sản này hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường ASEAN với 650 triệu dân.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng cao su.
Mặc dù vẫn đang đứng thị trường số 1 nhập khẩu tôm vào Nhật Bản nhưng 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống CHND Bangladesh Abdul Hamid cùng bày tỏ mong muốn đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, vụ vải thiều năm 2015, toàn tỉnh Bắc Giang đạt sản lượng 195.000 tấn quả tươi (tương đương với năm 2014) với giá bán bình quân khoảng 15.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 3.000 đồng/kg so với năm trước. Sản lượng trên đã mang lại tổng doanh thu hơn 2.900 tỷ đồng, trong khi các dịch vụ phụ trợ trong quá trình tiêu thụ vải thiều cũng mang về cho kinh tế tỉnh này 1.700 tỷ đồng.
Quá nhiều rào cản với hàng hóa kiểm tra chuyên ngành! Có mặt hàng chỉ vì những thủ tục không cần thiết, doanh nghiệp phải mất nhiều ngày mới có hàng mẫu thay vì hai ngày.
Tính chung 7 tháng đầu năm Việt Nam chi 1,9 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014; chi 824 triệu USD nhập đậu tương tăng 20% so với cùng kỳ năm 2014; chi 451 triệu USD nhập ngô.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự