Theo tin từ Vụ chính sách thương mai đa biên, Việt Nam vừa kết thúc toàn bộ đàm phán song phương với một số thành viên trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Định hướng xây dựng một hệ thống các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng hóa phù hợp với cam kết quốc tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Về định hướng chung, sẽ duy trì, tận dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan được phép áp dụng theo các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.
Bên cạnh đó, tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế quan, các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), kiểm dịch động thực vật (SPS) và các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đồng thời, xây dựng Luật Quản lý ngoại thương nhằm đảm bảo tính ổn định, thống nhất về mặt chính sách cũng như các quy định có tính thực tiễn, khả thi để tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Tạo dựng và áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu một cách đồng bộ và hiệu quả, chú trọng công tác thông tin cũng như theo dõi, đánh giá hiệu quả các biện pháp áp dụng.
Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định, thủ tục hành chính không cần thiết để vừa bảo đảm mục tiêu quản lý là đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân và các mục tiêu công cộng khác, vừa đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Quyết định nêu rõ các biện pháp cụ thể thực hiện Đề án gồm: Biện pháp thuế quan; biện pháp hạn ngạch thuế quan; biện pháp cấm nhập khẩu; biện pháp hạn ngạch nhập khẩu; biện pháp giấy phép nhập khẩu; biện pháp kỹ thuật, chuyên ngành; biện pháp phòng vệ thương mại; biện pháp về xuất xứ hàng hóa; biện pháp tỷ giá hối đoái; các biện pháp quản lý nhập khẩu khác.
Trong đó, về biện pháp thuế quan, sử dụng hiệu quả công cụ thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (thuế bảo vệ môi trường...) nhằm hỗ trợ ở mức độ phù hợp cho sản xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước theo đúng cam kết. Với những hàng hoá trong nước có thể sản xuất được, xem xét duy trì mức trần thuế nhập khẩu theo cam kết trong WTO và có lộ trình xóa bỏ thuế phù hợp cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Với biện pháp hạn ngạch thuế quan, nghiên cứu và đàm phán với các đối tác trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương để có lộ trình quản lý nhập khẩu bằng phương thức hạn ngạch thuế quan đối với những mặt hàng cần bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế về kinh tế.
(Theo Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)
Theo tin từ Vụ chính sách thương mai đa biên, Việt Nam vừa kết thúc toàn bộ đàm phán song phương với một số thành viên trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ghi nhận những kết quả của vòng đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius ngày 1.8 nhận xét: "Việc tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập quốc tế toàn diện. Trong tất cả các nước thành viên, Việt Nam ở vị thế được hưởng lợi nhiều nhất".
12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không đạt được thỏa thuận nào do bùng phát mâu thuẫn về tự do thương mại giữa Nhật và Bắc Mỹ, những vấn đề về ngành sữa của New Zealand và giai đoạn độc quyền đối với các loại dược phẩm thế hệ tiếp theo.
Chưa thể kết thúc đàm phán cuối tuần này như kỳ vọng, song TPP được coi là hiệp định tham vọng, toàn diện và sâu rộng bậc nhất trong số các cam kết hợp tác từng được ký kết trên thế giới.
Cuộc họp của bộ trưởng thương mại 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) kéo dài hơn dự kiến và không thể kết thúc toàn bộ quá trình đàm phán như kỳ vọng.
Australia và New Zealand luôn phản đối các đề xuất về dược phẩm của Mỹ, trong khi Việt Nam, Mexico và Brunei vẫn chưa thể đáp ứng chuẩn mực quốc tế về công đoàn.
Chiếm 90% sản lượng thế giới, đã xuất khẩu tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng cá tra Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường bán lẻ.
Theo Phó cục trưởng Tạ Hoàng Linh, thuế suất 0% với nhiều mặt hàng là lợi thế lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực vào năm sau.
Năm 2014, lần đầu tiên xuất khẩu hồ tiêu đạt kim ngạch 1,21 tỷ USD, tăng 34,72% so với cùng kỳ 2013. Bước vào năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khiêm tốn đưa ra con số xuất khẩu hồ tiêu 1,1 tỷ USD. Thế nhưng, kết quả 7 tháng đầu năm cho thấy, nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu này.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức nhập siêu 7 tháng năm nay ước khoảng 3,4 tỷ USD, tương đương 3,7% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự