Rau quả tiếp tục là điểm sáng ấn tượng trong hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm của nước ta với con số tăng trưởng cao ở mức 2 con số, mang về số tiền gần 190 tỷ đồng/ngày.

Hơn 99% ô tô bán tải nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến ngày 15-3-2017 cả nước nhập khẩu 3.900 chiếc xe bán tải nguyên chiếc (xe pickup), trị giá 76 triệu USD. Xe bán tải được nhập về Việt Nam có mức giá bình quân theo khai báo hơn 19.000 USD/chiếc.
Đáng chú ý, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016 số liệu thống kê cơ quan hải quan cho thấy ô tô bán tải được nhập về Việt Nam có tốc độ tăng nhanh cả về lượng và trị giá.
Cụ thể, năm 2010 Việt Nam chỉ nhập 2.600 chiếc thì đến năm 2016 con số này đã đạt 29.900 chiếc, tăng hơn 11 lần so với năm 2010.
Từ đầu năm đến ngày 15-3-2017, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận xe bán tải được nhập chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với gần 3.900 chiếc chiếm 99,6% trong tổng lượng xe bán tải nhập khẩu của cả nước.
Tương tự, trong năm 2016 xe bán tải có xuất xứ Thái Lan chiếm chủ yếu với 26.800 nghìn chiếc, chiếm 99,9%; trong năm 2015 là 19.400 chiếc, chiếm 99,99%.
Một trong những lợi điểm lớn nhất không thể không nhắc đến của xe bán tải đó là được áp mức thuế thấp hơn so sedan và SUV tại Việt Nam, cộng với sức bền của động cơ thì chi phí để sở hữu và sử dụng dòng xe này càng thấp hơn khá nhiều.
Với mức giá bán trung bình phổ biến từ 500 – 800 triệu là khách hàng đã có thể sở hữu một chiếc bán tải đa năng cho mọi nhu cầu. Đơn cử, với 590 triệu đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc bán tải thiết kế gọn gàng, di chuyển linh hoạt trên nhiều địa hình và phục vụ tốt cho nhiều nhu khác nhau như đi lại hàng ngày, chuyên chở hàng hóa kinh doanh với số lượng vừa phải, những chuyến dã ngoại cuối tuần về với các miền quê mang theo nhiều vật dụng và nông sản nhờ thùng hàng rộng rãi.
Cũng theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan đến ngày 15-3, cả nước nhập khẩu 6.425 chiếc xe vận tải các loại (không bao các xe chuyên dụng) trị giá 128 triệu USD, giảm 7,7% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với cùng thời gian năm 2016.
QUANG HUY
Theo Plo.vn
Rau quả tiếp tục là điểm sáng ấn tượng trong hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm của nước ta với con số tăng trưởng cao ở mức 2 con số, mang về số tiền gần 190 tỷ đồng/ngày.
Giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc đang tăng mạnh, trong khi các ưu đãi thuế từ Hiệp định Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) bắt đầu có hiệu lực, mở đường cho các sản phẩm thép của Nga có cơ hội vào Việt Nam nhiều hơn.
Sản lượng gạo năm nay trên thế giới có thể lên mức cao kỉ lục là 480 triệu tấn.
Ngành nuôi, chế biến tôm sẽ thành ngành kinh tế nông nghiệp trọng điểm, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam; mang lại lợi ích cho người nuôi, doanh nghiệp và kinh tế cả nước.
Cơ quan Kiểm dịch Động Thực vật Mỹ (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đăng Công báo Liên bang cho biết quả vú sữa tươi của Việt Nam đã chính thức được chấp thuận nhập khẩu vào thị trường Mỹ và quyết định này có hiệu lực từ ngày 19/1.
Trong 2 tháng đầu năm 2017, Philippines là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 (sau Trung Quốc) của Việt Nam nên việc nước này tạm dừng nhập khẩu sẽ gây khó cho ngành lúa gạo
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam chủ động và tích cực hơn chắc chắn sẽ giành thị phần lớn bởi cá phi lê basa rất được ưa chuộng tại Ai Cập.
Trong quý I/2017, xuất khẩu gạo không khả quan khi giảm trên 18% về lượng và 17,3 về giá so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam đã xuất siêu lượng hàng hóa trị giá 29,7 tỷ USD sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2016, trong đó nhóm hàng chủ lực lần lượt là dệt may, điện thoại và linh kiện, giày dép.
Ngày 30 .3, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế cao nhất lên tới 38%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự