Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2018, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3%, tương ứng tăng 15,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc đang là thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những tháng vừa qua.
Theo thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, trong nửa đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 16,6 tỷ USD, tăng 3,626 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017.
Với kết quả này thì Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, đây là hai thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong nửa đầu năm nay.
Mặc dù xếp thứ hai về kim ngạch sau thị trường Mỹ, nhưng mức độ tăng trưởng đối với thị trường Trung Quốc có sự bứt phá đáng kể.
Với kết quả tăng 3,636 tỷ USD (tức tăng 27,9%) mức tăng trưởng nhiều nhất trong cácthị trường xuất khẩu những tháng vừa qua.
Tính đến hết tháng 6/2018, có 4 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt từ 1 tỷ USD trở lên chiếm 50,14% tỷ trọng, bao gồm: máy vi tính sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, rau quả, xơ sợi dệt các loại trong đó máy vi tính sản phẩm điện tử là nhóm hàng đạt kim ngạch cao nhất 3,6 tỷ USD, tăng 28,97% kế đến là điện thoại trên 2 tỷ USD, tăng 267,19%; Rau quả đạt 1,4 tỷ USD tăng 17,97% và xơ sợi dệt đạt 1 tỷ USD, tăng 15,78% so với cùng kỳ 2017.
Các mặt hàng xuất khẩu lớn khác của Việt Nam sang Trung Quốc có thể kể đến như: máy ảnh, máy quay phim đạt 917 triệu USD; Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 716,3 triệu USD; giày dép 667,5 triệu USD….
Đáng chú ý, trong nửa đầu năm 2018 Trung Quốc tăng nhập khẩu nhóm hàng clanke và xi măng từ Việt Nam, gấp tới 90 lần về lượng và 102 lần trị giá so với cùng kỳ tuy chỉ có 3,8 triệu tấn, trị giá 131,6 triệu USD.
Ngoài mặt hàng clanke và xi măng tăng đột biến, thì chất dẻo nguyên liệu cũng tăng mạnh, gấp 4 lần về lượng và 3 lần trị giá, tương ứng với 316,2 nghìn tấn, 241,8 triệu USD. Bên cạnh đó, nhóm hàng dầu thô và gạo cũng có mức tăng khá, tăng lần lượt 63,9% và 27,44% về lượng và 50,53%; 14,62% trị giá.
Việc tăng trưởng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu cũng giúp Việt Nam đang thu hẹp dẫn khoảng cách nhập siêu với Trung Quốc. Nếu cùng kỳ 2017, Việt Nam đang nhập siêu đến 13,89 tỷ USD, nhưng hết tháng 6/2018, con số này được kéo giảm xuống còn 13,56 tỷ USD (tức giảm 2,3%).
10 mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Trung Quốc nửa đầu năm 2018
Mặt hàng | 6 tháng 2018
| +/- so với cùng kỳ 2017 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 16.622.652.201 |
| 27,90 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 3.690.977.572 |
| 28,97 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 2.091.934.963 |
| 267,19 |
Rau quả |
| 1.471.187.746 |
| 17,97 |
Xơ, sợi dệt các loại | 380.191 | 1.080.659.142 | 11,33 | 15,78 |
Máy mảnh, máy quay phim |
| 917.082.222 |
| 16,86 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
| 716.340.978 |
| 6,02 |
Giày dép các loại |
| 667.557.958 |
| 28,25 |
Hàng dệt, may |
| 632.576.221 |
| 45,54 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 555.639.485 |
| 0,97 |
Cao su | 363.281 | 519.883.241 | 24,20 | 3,68 |
(Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2018, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3%, tương ứng tăng 15,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cao su nửa đầu năm nay tăng trưởng về lượng ở hầu khắp các thị trường, nhưng ngược lại kim ngạch giảm do giá xuất bình quân đồng loạt sụt giảm.
Trong bối cảnh giá heo hơi trong nước tăng mạnh do nguồn cung hạn hẹp, thịt heo ngoại tiếp tục được nhập ồ ạt với mức giá trung bình chỉ khoảng 35.500 đồng/kg.
6 tháng đầu năm, lượng sắt thép cả nước nhập về là 6,88 triệu tấn, trị giá 4,93 tỷ USD, giảm 12,9% về lượng nhưng tăng 6,4% về trị giá so với cùng kỳ.
Tuy là nhóm hàng chỉ xếp thứ 24 trong bảng xếp loại, nhưng 6 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang thị trường Anh tăng đột biến, gấp 4,3 lần so với cùng kỳ 2017.
Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.
6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thủy sản đạt 860,67 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2017.
5 tháng đầu năm 2018, Việt Nam giảm nhập khẩu thép từ thị trường thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc, sau khi Mỹ tung “đòn” áp thuế nhằm ngăn chặn thép giá rẻ từ Trung Quốc.
6 tháng đầu năm 2018 lượng hạt điều xuất khẩu đạt 175.078 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 15,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.
Nếu như tháng 5/2018 xuất khẩu phân bón của cả nước đã lấy lại đà tăng trưởng, thì nay sang tháng 6 giảm trở lại, giảm 33,3% về lượng và 33,3% trị giá so với tháng trước tương ứng với 65,4 nghìn tấn; 21,1 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự