Campuchia - thị trường xuất khẩu tiềm năng kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD. Trong cơ cấu hàng hóa thì sắt thép chiếm tỷ trọng lớn 21,9% trong 4 tháng đầu năm 2018, ngược lại nhóm hàng rau quả tuy chỉ chiếm 0,07% nhưng có tốc độ tăng đột biến.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 11,41 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 5,75 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017 và ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Nhật Bản 5,66 tỷ USD, tăng 11,8%.
Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản 88,98 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái nhập siêu từ Nhật 425.472 USD.
Trong số rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản thì máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng đầu về kim ngạch, chiếm 24,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, đạt 1,41 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ;
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng lớn thứ 2 về kim ngạch đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 20,6%, tăng 29,3%. Tiếp đến nhóm hàng sắt thép 486,35 triệu USD, chiếm 8,6%, tăng 6,8%; linh kiện, phụ tùng ô tô 258,9 triệu USD, chiếm 4,6%, tăng 29,2%; sản phẩm nhựa 254,45 triệu USD, chiếm 4,5%, tăng 6%.
Trong tổng số các loại hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản 4 tháng đầu năm nay, thì có 67% số nhóm hàng tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại 33% số nhóm hàng sụt giảm kim ngạch.
Nhập khẩu từ thị trường Nhật tăng mạnh ở các nhóm hàng như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 99,6%, đạt 39,59 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 82,2%, đạt 64,79 triệu USD; dược phẩm tăng 76,9%, đạt 22,15 triệu USD; sữa và sản phẩm sữa tăng 63,2%, đạt 7,89 triệu USD.
Các nhóm hàng nhập khẩu giảm mạnh gồm có: Ô tô nguyên chiếc giảm 83,7%, đạt 7,03 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 57,1%, đạt 0,88 triệu USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 50,6%, đạt 45,92 triệu USD; hàng điện gia dụng và linh kiện giảm 26,7%, đạt 4,81 triệu USD.
Nhập khẩu từ Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T4/2018 | % tăng giảm so với T3/2018 | 4T/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch NK | 1.324.168.967 | -19,8 | 5.661.255.625 | 11,84 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 332.629.877 | -21,24 | 1.407.640.035 | 0,85 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 223.333.111 | -31,3 | 1.163.826.933 | 29,3 |
Sắt thép các loại | 120.280.133 | -17,58 | 486.345.087 | 6,75 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô | 57.831.209 | -30,01 | 258.895.409 | 29,17 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 63.238.741 | -10,98 | 254.445.014 | 5,98 |
Vải các loại | 64.916.481 | 6,28 | 215.211.497 | 12,35 |
Sản phẩm từ sắt thép | 46.231.943 | -17,45 | 177.391.826 | 20,9 |
Kim loại thường khác | 39.047.389 | -20,48 | 170.429.449 | 29,39 |
Phế liệu sắt thép | 30.353.616 | -36,22 | 167.970.286 | 29,92 |
Chất dẻo nguyên liệu | 33.269.902 | -17,33 | 137.661.999 | 6,68 |
Hóa chất | 35.593.519 | -8,85 | 127.169.082 | -5,26 |
Sản phẩm hóa chất | 30.017.547 | -19,1 | 126.651.835 | 2,03 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 24.310.973 | 1,48 | 82.522.772 | 14,92 |
Giấy các loại | 20.082.515 | -13,35 | 76.176.832 | 37,46 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 18.619.379 | 31,79 | 64.792.984 | 82,16 |
Sản phẩm từ cao su | 10.997.226 | -21,07 | 47.054.948 | 10,04 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 18.273.586 | 82,12 | 45.915.125 | -50,6 |
Dây điện và dây cáp điện | 10.734.814 | -16,94 | 45.316.950 | 8,5 |
Cao su | 9.654.334 | -28,66 | 41.725.283 | -11,68 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 15.114.429 | 214,24 | 39.594.733 | 99,56 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 6.191.678 | -18,38 | 31.404.709 | -12,55 |
Hàng thủy sản | 7.151.686 | -8,11 | 31.294.285 | 34,01 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 7.570.871 | -10,56 | 28.791.901 | -3,35 |
Dược phẩm | 2.123.596 | -75,01 | 22.151.189 | 76,89 |
Xơ, sợi dệt các loại | 5.069.886 | -26,03 | 20.508.820 | 43,93 |
Sản phẩm từ giấy | 4.320.031 | -18,45 | 17.476.355 | 11 |
Phân bón các loại | 861.233 | -84,27 | 11.716.152 | -1,27 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 1.604.803 | -62,49 | 11.277.386 | -13,4 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 2.930.354 | 27,77 | 11.006.202 | 47,27 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 2.382.013 | -38,54 | 10.347.527 | 14,19 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 2.494.320 | 9,15 | 9.521.153 | 13,49 |
Sữa và sản phẩm sữa | 2.189.397 | -35,2 | 7.886.091 | 63,17 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 2.051.018 | -0,06 | 7.395.934 | 23,5 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 1.807.376 | -34,32 | 7.026.040 | -83,73 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 1.409.862 | 19,67 | 4.812.133 | -26,68 |
Quặng và khoáng sản khác | 425.311 | -35,11 | 2.445.141 | -8,06 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 729.182 | 3,18 | 2.429.638 | -7,73 |
Than các loại |
| -100 | 1.659.700 |
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 363.297 | 23,69 | 878.587 | -57,08 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Campuchia - thị trường xuất khẩu tiềm năng kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD. Trong cơ cấu hàng hóa thì sắt thép chiếm tỷ trọng lớn 21,9% trong 4 tháng đầu năm 2018, ngược lại nhóm hàng rau quả tuy chỉ chiếm 0,07% nhưng có tốc độ tăng đột biến.
Algeria là đối tác truyền thống của Việt Nam ở châu Phi với lịch sử hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có bước phát triển mới.
Tuy là nhóm hàng đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về kim ngạch, nhưng so với cùng kỳ xuất khẩu gỗ và sản phẩm có mức tăng trưởng vượt trội.
Hàng thủ công mỹ nghệ hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Rất nhiều nhóm sản phẩm cụ thể được đánh giá cao trên thị trường như hàng mây tre đan, các sản phẩm sơn mài, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lụa, các loại hoa giả…
Trong số 64% nhóm hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, thì khí gas là nhóm hàng tăng mạnh nhất về kim ngạch, tăng 168,8% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trị giá gần 10,98 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong khi xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang các thị trường sụt giảm mạnh thì riêng thị trường Nhật Bản đạt mức tăng trưởng rất mạnh 379,4% về lượng và tăng 263,8% về trị giá so với cùng kỳ.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn nhất định từ các thị trường XK lớn, điển hình là Hoa Kỳ, EU và cả những khó khăn nội tại, song XK thủy sản vẫn ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn, đáng kể, đặt nền tảng khả quan cho một năm XK thắng lợi.
Việt Nam nhập khẩu ngô chủ yếu từ thị trường Achentina, với 2,15 triệu tấn, tương đương 413,02 triệu USD, chiếm 70% trong tổng lượng ngô nhập khẩu của cả nước.
Phần lớn các nhóm hàng xuất sang Mỹ đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch; trong đó, nhóm hàng dầu thô vượt lên dẫn đầu về mức tăng trưởng tới 382% so với cùng kỳ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự