Sự phụ thuộc thương mại quá lớn và bất kỳ một đối tác nào cũng không phải là điều tốt. Nhưng thị trường Trung Quốc còn có những đặc điểm khiến Việt Nam khó có thể dự đoán nhu cầu thực tế và chịu thua thiệt trong đàm phán.

Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại & linh kiện: Là nhóm hàng dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 (tăng 6,58 tỷ USD, chiếm 55,3% mức tăng xuất khẩu của cả nước).
Trong tháng 12, xuất khẩu của mặt hàng này 1,73 tỷ USD giảm 38% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2015 đạt 30,18 tỷ USD, tăng 27,9% so với năm 2014, tương đương tăng 6,58 tỷ USD.
Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam trong năm qua là EU với 10,11 tỷ USD, tăng 19,7 % và chiếm 33,5% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất 4,48 tỷ USD, tăng 23,3%; Hoa Kỳ 2,77 tỷ USD, tăng 78,9%; Đức 1,77 tỷ USD, tăng 30,4%… so với năm 2014.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 12 đạt 1,31 tỷ USD giảm 13,2% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 đạt 15,61 tỷ USD, tăng mạnh 36,5% so với năm trước.
EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm qua với 3,2 tỷ USD, tăng 36,8%; tiếp theo là Hoa Kỳ đạt 2,83 tỷ USD, tăng 33,6%; sang Trung Quốc đạt 2,65 tỷ USD, tăng 20,8%; sang Hồng Kồng đạt 1,71 tỷ USD, tăng mạnh 84,2%... so với năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Trong tháng 12-2015, xuất khẩu đạt 758,53 triệu USD giảm 3,1% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 12 tháng/2015 lên 8,17 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 1,67 tỷ USD, tăng 30,1%; sang Nhật Bản 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 1,5%; sang Trung Quốc đạt hơn 721 triệu USD, tăng 23,14% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may: Trong tháng 12, xuất khẩu đạt 2,21 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong năm 2015 lên 22,81 tỷ USD, tăng 9,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,4% của năm 2014.
Các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm qua là: Hoa Kỳ đạt 10,96 tỷ USD, tăng 11,7%; sang EU đạt 3,47 tỷ USD, tăng 4,2%; sang Nhật Bản đạt 2,79 tỷ USD, tăng 6,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,13 tỷ USD, tăng nhẹ 2% so với năm 2014.
Giày dép các loại: Trong tháng 12 đạt 1,21 tỷ USD tăng 9,9% so với tháng trước. Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam năm 2015 đạt 12,01 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2014, giảm 6,6 điểm phần trăm so với tốc độ tăng 22,9% của năm 2014.
Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ (22,5%) cao hơn nhiều so với sang EU (12,3%) nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2015 đạt 4,077 tỷ USD, chỉ thấp hơn 3 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu sang EU. Tính chung kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này là gần 8,16 tỷ USD, chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.
Xơ, sợi dệt các loại: Xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng đạt hơn 85 nghìn tấn với trị giá đạt hơn 216 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 5,4% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12-2015, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 962 nghìn tấn, tăng 12,1% và trị giá đạt 2,54 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước
Trong năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 498 nghìn tấn tăng 26,2%; sang Hàn Quốc đạt 75 nghìn tấn, tăng 11,6%, sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 92,42 nghìn tấn, giảm 15,37% so với cùng kỳ năm 2014.
Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù: Trong tháng xuất khẩu mặt hàng này đạt 271,7 triệu USD, tăng 23,1% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 lên 2,88 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong năm 2015 với 1,18 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2014, tiếp theo là EU với trị giá 759 triệu USD, tăng 12,7%; Nhật Bản là 317,77 triệu USD, tăng 11,9% ..
Gỗ & sản phẩm gỗ: Xuất khẩu trong tháng đạt 754,82 triệu USD, tăng 26,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2015 lên 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính đến hết tháng 12-2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 2,64 tỷ USD, tăng 18,12%; sang Nhật Bản đạt hơn 1 tỷ USD tăng 9,52%; sang Trung Quốc đạt gần 978 triệu USD tăng 9,51% so với cùng kỳ năm 2014.
Dầu thô: Trong tháng 12 lượng dầu thô xuất khẩu đạt 831 nghìn tấn, đưa lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 đạt 9,18 triệu tấn, giảm 1,3% nhưng kim ngạch chỉ đạt 3,72 tỷ USD, giảm tới 48,5% so với năm trước.
Dầu thô của Việt Nam trong năm qua chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 2,16 triệu tấn 36%; sang Singapore 1,74 triệu tấn, tăng mạnh 176%; sang Australis 1,33 triệu tấn, giảm mạnh 39%; sang Nhật Bản 1,4 triệu tấn, giảm 25% so với năm 2014…
Gạo: Lượng gạo xuất khẩu của cả nước tháng 12 đạt gần 526 nghìn tấn với trị giá đạt 223,36 triệu USD giảm 26,1% về lượng và 26,3% về trị giá. Năm 2015 lượng xuất khẩu gạo là 6,59 triệu tấn, tăng 4% và trị giá đạt 2,8 tỷ USD, giảm 4,5% so với năm trước.
Trong năm qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 2,1 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm 2014. Xuất khẩu sang Philippines là 1,14 triệu tấn, giảm 14,1%; sang Malaysia là 512 nghìn tấn, tăng 8,3%. Riêng xuất sang Indonesia cao đạt 673 nghìn tấn, gấp hơn 2 lần so với năm trước.
Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12-2015 là 152,5 nghìn tấn, trị giá đạt 279,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12-2015, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,34 triệu tấn, trị giá đạt 2,67 tỷ USD, giảm 20,6% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Hàng thủy sản: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12-2015 đạt 590,68 triệu USD, giảm 1,7% so với tháng 11-2015. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 đạt 6,57 tỷ USD, giảm 16%, tương ứng giảm 1,25 tỷ USD so với năm trước.
Xuất khẩu hàng thủy sản trong năm qua giảm mạnh ở hầu hết các thị trường chính. Cụ thể: sang Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ USD, giảm 23,4%; sang EU đạt 1,16 tỷ USD, giảm 17,1%; sang Nhật Bản 1,04 tỷ USD, giảm 13,4%; sang Hàn quốc đạt 572 triệu, giảm 12,2%.
Theo Bảo Nhi
Báo Hải Quan
Sự phụ thuộc thương mại quá lớn và bất kỳ một đối tác nào cũng không phải là điều tốt. Nhưng thị trường Trung Quốc còn có những đặc điểm khiến Việt Nam khó có thể dự đoán nhu cầu thực tế và chịu thua thiệt trong đàm phán.
Tháng đầu năm, XK thủy sản vẫn tiếp tục đà sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dự báo cả năm XK mặt hàng này sẽ có những tín hiệu tích cực nhờ tác động từ các Hiệp định thương mại (FTA).
Năm 2016, xuất khẩu nông lâm thủy sản được dự báo sẽ có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, sức cạnh tranh tăng từ các Hiệp định thương mại tự do vừa kết thúc đàm phán.
Tính đến hết tháng 12/2015, tổng lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan đạt mức 9,97 triệu tấn, thấp hơn mức 10,23 triệu tấn gạo xuất khẩu của Ấn Độ.
Bất ngờ là ngay trong tháng đầu năm 2016, cả nước đã xuất siêu khoảng 770 triệu USD; bằng 5,7% kim ngạch xuất khẩu.
Đầu năm 2016, tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL đều rất khả quan.
Cá hồi - loài hải sản được sử dụng phổ biến ở các nhà hàng và có thể ăn sống dưới dạng sushi hoặc xông khói - đã vượt tôm trở thành loại hải sản được giao dịch nhiều nhất trên thế giới nhờ xu hướng tiêu thụ ngày càng phổ biến trên toàn cầu, mở ra những thị trường mới cho các sản phẩm còn mới mẻ ở nhiều thị trường này.
Những cây tre gai rắn rỏi được những người thợ thủ công tài hoa chế tạo thành những chiếc xe đạp chắc chắn, xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu mặt hàng ô tô, xe máy về 0% sau từ 9 tới 10 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực. Riêng xe máy có dung tích xi-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm.
Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laothammathat ngày 27/1 cho biết Ấn Độ đã "soán ngôi" Thái Lan, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự