8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu sang Hà Lan 4,31 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi dụng lợi thế lúa gạo chất lượng cao và những chính sách ưu đãi khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản đang đẩy mạnh kế hoạch sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu. Nhiều ý kiến lo ngại nông dân Việt Nam và ngành xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ thêm đối thủ cạnh tranh mạnh.
Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu
Liên đoàn các Hiệp hội Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản (NFACA) cho biết, ngành nông nghiệp nước này đang đặt mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của sản xuất lúa gạo trong nước trên thị trường quốc tế. Theo NFACA, thông qua việc hướng dẫn một số vùng và khu vực Nhật Bản trồng giống lúa có giá rẻ hơn, nông dân Nhật Bản sẽ cắt giảm chi phí và gieo trồng các giống lúa có năng suất cao hơn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
NFACA cũng đặt mục tiêu tăng gấp 6 lần lượng gạo xuất khẩu hàng năm, lên mức 10.000 tấn trong vòng 3 năm tới. Thông tấn xã Việt Nam cũng thông tin rằng, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cam kết đưa ra các biện pháp hỗ trợ để nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông dân Nhật Bản khi tham gia TPP. Năm trong 2015, xuất khẩu gạo Nhật Bản đã tăng lên xấp xỉ 7.000 tấn nhờ giá gạo trên thị trường Nhật giảm và đồng yên trượt giá.
Trong khi đó, một số nguồn tin cho biết, các nhà xuất khẩu gạo Nhật Bản đang nỗ lực phát triển kinh doanh ở châu Á, đặc biệt tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, các thương hiệu như Kubota - hãng sản xuất thiết bị nông nghiệp hàng đầu Nhật Bản, và Shinmei Holding - hãng bán buôn gạo lớn nhất nước này, đều đã mở rộng xuất khẩu gạo Nhật ra thị trường thế giới.
Tại Việt Nam, các giống lúa Nhật được sản xuất tại An Giang, Đồng Tháp và một số tỉnh phía Bắc. Riêng tại An Giang, vùng có diện tích lúa Nhật lớn nhất với khoảng 6.000ha. Các mô hình thí điểm do Công ty TNHH Angimex - Kitoku cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm.
Theo đó, Kubota có kế hoạch xuất khẩu khoảng 3.200 tấn gạo trong năm 2016, tăng gấp đôi so với năm trước, và mục tiêu sẽ sớm đạt 10.000 tấn gạo xuất khẩu mỗi năm trong những năm tới.
Còn Shinmei Holding đã mở rộng xuất khẩu sang Hongkong và dự kiến có mặt tại Singapore trong năm nay nhằm tăng cường cung cấp gạo cho các nhà hàng Nhật Bản ở những thị trường này.
Theo thống kê, Shinmei hiện đã thực hiện việc cung cấp gạo cho 15 đại lý ở Hongkong và Singapore thông qua hệ thống các cửa hàng tiện ích, nhà hàng chuyên đồ Nhật. Đơn vị này cũng bắt đầu cung cấp gạo Nhật cho hơn 60 đại lý có sử dụng các món ăn Nhật ở Indonesia, Thái Lan... và đặt mục tiêu mở rộng thị trường sang Trung Quốc cùng các nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam.
Shinmei Holding mong muốn sẽ xuất khẩu 3.000 tấn gạo trong năm nay, tăng 50% so với năm 2015. Ngoài ra, Shinmei cũng nỗ lực vươn tới 50 quốc gia và khu vực khác vào năm 2021 nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 20.000 tấn gạo.
Chưa thể “chia thị phần” với Việt Nam
Với đặc trưng chất lượng cao, các sản phẩm gạo Nhật được bày bán trong các chuỗi cửa hàng tiện ích, nhà hàng món Nhật. Tại Việt Nam, hệ thống các cửa hàng này cũng đang mọc lên ào ạt, đặc biệt là các cửa hàng đồng giá, sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Do đó, khi Nhật Bản đẩy mạnh sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu, một số ý kiến lo ngại rằng gạo Nhật Bản có thể sẽ khiến nông dân Việt Nam thêm đối thủ, xuất khẩu ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, gạo Nhật Bản chưa thể cạnh tranh với gạo Việt Nam, do sản lượng ít, giá lại rất cao.
GS-TS Võ Tòng Xuân- chuyên gia nông nghiệp, cho rằng gạo Nhật nhiều năm tới cũng chưa thể cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu với gạo Việt Nam. Hiện tại, loại gạo có chất lượng thấp nhất của Nhật Bản cũng đã có giá 4USD/kg, cao gấp gần 5 lần so với giá bán gạo tại Việt Nam.
Hơn nữa, sản lượng lúa gạo của Nhật Bản rất hạn chế. Người Nhật chỉ tiêu thụ khoảng 25kg gạo/người/năm so với con số 130kg/người/năm của Việt Nam. Do đó, Chính phủ Nhật có chính sách hạn chế sản xuất đại trà lúa gạo. Có thời gian, để tránh dư thừa lúa gạo, ảnh hưởng tới lợi ích nông dân, Chính phủ Nhật yêu cầu các HTX phải giảm diện tích trồng lúa từ 10 – 20%, tùy quy mô của HTX, chuyển sang trồng rau, hoa và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Số lượng nông dân của Nhật Bản cũng đã giảm từ 4 triệu người vào năm 1990 xuống còn chỉ khoảng 2 triệu nông dân trồng lúa hiện nay. Trong số này, một phần lớn là người làm nông nghiệp bán thời gian, phần còn lại trồng lúa vì kế sinh nhai và niềm đam mê cả đời của họ.
Về mối lo ngại Nhật Bản sẽ tăng sản lượng bằng cách thuê đất của các nước nông nghiệp như Việt Nam, Campuchia, Myanmar… để trồng lúa, các chuyên gia cho rằng cũng khó thực hiện trong thời gian ngắn.
Tại buổi gặp gỡ giữa đoàn chuyên gia của tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) và lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp diễn ra hồi năm ngoái, ông Hsao Utsigi - chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản đã cảnh báo không nên mở rộng việc trồng giống lúa Nhật tại Việt Nam.
Theo ông Hsao Utsigi, Nhật Bản đã chuyển đổi 30% diện tích trồng lúa sang trồng rau màu hoặc các giống lúa làm thức ăn cho gia súc do sản lượng lúa bắt đầu có hiện tượng dư thừa. Do đó, việc doanh nghiệp nước này sang các nước thuê đất trồng lúa Nhật rồi xuất khẩu với thương hiệu Nhật Bản cũng rất hạn chế do những yêu cầu về kỹ thuật cao. Hiện tại, việc mở rộng diện tích các giống lúa Nhật tại Việt Nam cũng có phần hạn chế do tiêu thụ khó khăn, đầu ra không ổn định.
Thuận Hải
Theo Dân Việt
8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu sang Hà Lan 4,31 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (TQ) liên tục đạt mức tăng trưởng khá. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt 5,26 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2018, kim ngạch đạt 831,48 triệu USD, tăng 40% so với tháng 7/2018 và cũng tăng 11,7% so với tháng 8/2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng 3,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá trên 31,05 tỷ USD, chiếm 20,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Nhật Bản – thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ). Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 24,52 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, quan hệ thương mại Việt Nam – Đức ngày càng phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 6,98 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Dệt may và thủy sản là hai nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang Canada đều đạt kim ngạch tới cả trăm triệu USD và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa.
Thép và sản phẩm từ sắt thép là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng vượt trội về kim ngạch trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Myanmar trong 8 tháng 2018.
Trung Quốc luôn dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam thời gian gần đây. Nếu như năm 2017 kim ngạch xuất sang thị trường này đạt 113,9 triệu USD thì sang năm 2018, cụ thể là 8 tháng đầu năm 2018 đạt 37,4 triệu USD, chiếm 27% tỷ trọng.
Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 8 tháng đầu năm 2018 của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ khí tăng trưởng chậm lại do giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có xu hướng tăng dần…
Sau khi kim ngạch sụt giảm ở tháng 7/2018, thì nay sang tháng 8/2018 tốc độ xuất khẩu sản phẩm từ gốm sứ đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 0,5% đạt 39,8 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2018 lên 326,3 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự