tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhập siêu gần 900 triệu USD trong nửa đầu tháng 7

  • Cập nhật : 27/07/2018

Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.

nhap sieu gan 900 trieu usd trong nua dau thang 7

Nhập siêu gần 900 triệu USD trong nửa đầu tháng 7

Kém khả quan

Thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 15 ngày đầu tháng 7 đạt 8,342 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 9,221 tỷ USD. Như vậy, mức thâp hụt thương mại của cả nước trong nửa đầu tháng này lên đến 879 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/7/2018, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt gần 122,5 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt gần 120 triệu USD. Như vậy, đến 15/7/2018 nước ta đang xuất siêu khoảng 2,5 tỷ USD.

Tính đến 15/7/2018, cả nước có 3 nhóm hàng xuất khẩu đạt trị giá kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 24 tỷ USD; dệt may đạt 14,9 tỷ USD; máy vi tinh và kinh kiện đạt gần 14,4 tỷ USD.

Đáng chú ý theo quan sát của phóng viên, hoạt động xuất khẩu cả nước đang tiếp tục dấu hiệu sụt giảm, đây tiếp tục là một chiều hướng không mấy tích cực của hoạt động xuất khẩu của nước ta.

Bởi 15 ngày cuối tháng 6, cả nước đạt kim ngạch 10,354 tỷ USD, tính cả trong tháng 6 kim ngạch xuất khẩu cũng giảm 0,5% so với tháng 5.

Theo dõi hoạt động xuất khẩu cả nước từ đầu năm đến nay cho thấy, tháng 6 là tháng thứ 3 trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm so với tháng liên kề trước đó.

Cụ thể, ngoài tháng 6, tháng 4 vừa qua kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 18,4 tỷ USD, giảm tới gần 2,8 tỷ USD so với tháng 3. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 chỉ đạt 14,33 tỷ USD giảm gần 5,9 tỷ USD so với tháng 1.

Việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 có thể lý giải do nguyên nhân nghỉ Tết dài ngày, nhưng đối với sự sụt giảm ở tháng 4 và tháng 6 là điều cần được lý giải cặn kẽ. Bởi thực tế, sự sụt giảm này không theo quy luật xuất khẩu thông thường những năm gần đây.

Đơn cử như trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đa số theo quy luật tháng sau cao hơn tháng trước. Cùng kỳ năm ngoái chỉ có tháng 6 bị sụt giảm nhẹ hơn 100 triệu USD so với tháng 5 và tháng 2 có dịp Tết nên việc giảm so với tháng 1 là bình thường theo quy luật. Vì vậy, sự trồi sụt liên tục những tháng vừa qua của năm 2018 là diễn biến bất thường.

Liên quan đến hoạt động xuất khẩu của cả nước, 6 tháng đầu năm chỉ có 2 tháng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 20 tỷ USD/tháng. Đó là tháng 1 đạt 20,22 tỷ USD và tháng 3 đạt kim ngạch cao nhất trong nửa đầu năm nay với con số 21,133 tỷ USD.

Thêm một thông tin đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tính đến 15/7/2018 chỉ đạt 15%, thấp hơn tốc độ của cùng kỳ 2017 (tốc độ tăng trưởng cùng kỳ 2017 đạt 19%).

10 đối tác lớn

Theo Tổng cục Hải quan, cập nhật theo thị trường hết 6 tháng đầu năm xuất khẩu sang 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hông Kông, Ấn Độ, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Áo) đạt 101,04 tỷ USD, chiếm 88% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang 10 thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 21,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, thị trường Trung Quốc có mức tăng cao nhất với con số gần 28%, tương đương kim ngạch tuyệt đối tăng thêm gần 3,63 tỷ USD.

Đối với lĩnh vực nhập khẩu, nửa đầu năm 2018, trị giá nhập khẩu từ 10 thị trường lớn nhất (EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia, Argentina) đạt 101 tỷ USD, chiếm gần 97% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Hầu hết các thị trường nhập khẩu chủ lực ncủa nước ta cũng đạt tốc độ tăng trưởng dương (trừ Hàn Quốc và Argentina).

Nguồn: Baohaiquan.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục