Ước tính nhập khẩu hạt điều trong quý 1/2019 tăng 0,5% về lượng nhưng giảm 23,9% trị giá so với cùng kỳ.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Singapore 2 tháng đầu năm 2019 đạt 1,11 tỷ USD (giảm 3% so với 2 tháng đầu năm 2018).
Trong đó nhập khẩu từ Singapore trên 624,18 triệu USD (giảm 10,1%), xuất khẩu sang thị trường này 486,47 triệu USD (tăng 7,9%); như vậy Việt Nam nhập siêu từ Singapore trên 137,71 triệu USD (giảm 43,5% so với cùng kỳ).
Xăng dầu luôn là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu từ Singapore, chiếm 27,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, trị giá 173,07 triệu USD, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị đứng thứ 2 về kim ngạch, chiếm 9,8%, trị giá 61,38 triệu USD, giảm 0,5%; Tiếp sau đó là nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử chiếm 9,8%, đạt 61,15 triệu USD, giảm 51%; nguyên liệu nhựa 49,16 triệu USD, tăng 1,7%; sản phẩm khác từ dầu mỏ 42,13 triệu USD, tăng 15,2%; chất thơm, mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh 41,57 triệu USD, tăng 23,4%.
Trong 2 tháng đầu năm nay, có rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Singapore tăng cao về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu tăng mạnh ở các nhóm hàng như: Chế phẩm thực phẩm tăng 174,5%, đạt 35,5 triệu USD; dầu mỡ động, thực vật tăng 171,7%, đạt 0,37 triệu USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 129,5%, đạt 0,33 triệu USD; dược phẩm tăng 108,1%, đạt 2,03 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh ở một số nhóm hàng như: sắt thép giảm 71,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 51%; vải giảm 56,6%.
Về đầu tư của Singapore vào Việt Nam: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay Singapore có 2.169 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt trên 47,9 tỷ USD, đứng thứ 3/130 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, sau Hàn Quốc và Nhật Bản.
Singapore đã đầu tư vào 18/21 ngành theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 574 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20,17 tỷ USD chiếm 40% tổng vốn đầu tư.
Trong đó, 77% số dự án của nhà đầu tư Singapore theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1.667 dự án với số vốn đăng ký đạt 34,68 tỷ USD, chiếm 72% tổng vốn đầu tư. Hình thức liên doanh có 488 dự án với tổng vốn đăng ký là 12,8 tỷ USD, 27% tổng vốn đầu tư. Còn lại là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh khoảng 01% tổng vốn đầu tư.
Không kể lĩnh vực dầu khí, đến nay Singapore đã đầu tư vào 48/63 tỉnh thành của Việt Nam, trong đó, TPHCM đứng đầu với 1.130 dự án với số vốn đầu tư đăng ký đạt 10,7 tỷ USD. Đứng thứ hai là Hà Nội với 349 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6 tỷ USD.
Về đầu tư của Việt Nam sang Singapore, Việt Nam hiện có 88 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư phía Việt Nam đạt 244 triệu USD, đứng thứ 12/71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài. Các dự án chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: dầu khí, khai khoáng, bán lẻ, dịch vụ, công nghệ thông tin và logistics.
Nhập khẩu hàng hóa từ Singapore 2 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T2/2019 | +/- so với T1/2019(%)* | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* |
Tổng kim ngạch NK | 291.314.663 | -11,66 | 624.181.979 | -10,12 |
Xăng dầu các loại | 92.641.765 | 16,43 | 173.074.850 | -26,49 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 22.248.211 | -43,24 | 61.382.815 | -0,47 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 26.342.271 | -24,29 | 61.148.813 | -50,95 |
Chất dẻo nguyên liệu | 20.755.181 | -24,81 | 49.162.980 | 1,72 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 17.901.797 | -22,23 | 42.130.224 | 15,22 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 18.598.897 | -19,02 | 41.569.870 | 23,39 |
Hóa chất | 16.606.191 | -16,34 | 36.298.302 | 59,66 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 24.508.559 | 123 | 35.500.755 | 174,46 |
Sản phẩm hóa chất | 11.472.003 | -24,29 | 26.952.408 | 2,47 |
Giấy các loại | 8.146.454 | -35,11 | 20.744.326 | -25,29 |
Sữa và sản phẩm sữa | 12.097.644 | 41,68 | 20.636.171 | 41,42 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 5.414.393 | -3,51 | 10.944.116 | 64,27 |
Phế liệu sắt thép |
| -100 | 3.336.823 | -35,2 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 831.152 | -64,85 | 3.195.877 | 27,04 |
Sản phẩm từ sắt thép | 1.060.352 | -42,02 | 2.900.856 | -2,27 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 801.454 | -48,39 | 2.423.091 | -0,31 |
Kim loại thường khác | 647.329 | -61,45 | 2.326.670 | -17,39 |
Dược phẩm | 943.012 | -12,09 | 2.031.625 | 108,06 |
Hàng thủy sản | 463.837 | -51,59 | 1.421.888 | 36,45 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 654.489 | 1,66 | 1.298.271 | 25,41 |
Quặng và khoáng sản khác | 628.538 | 39,05 | 1.080.546 | 59,93 |
Dây điện và dây cáp điện | 444.999 | -20,5 | 1.006.966 | -41,81 |
Sản phẩm từ cao su | 329.340 | -12,4 | 705.305 | 5,12 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 188.221 | -51,1 | 573.141 | -46,18 |
Dầu mỡ động, thực vật | 155.559 | -26,5 | 367.190 | 171,72 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 92.700 | -60,66 | 328.355 | 129,53 |
Vải các loại | 119.815 | -41,41 | 324.312 | -56,57 |
Nguyên phụ liệu dược phẩm | 127.165 | -17,2 | 280.738 | 6,97 |
Sản phẩm từ giấy | 66.819 | -59,16 | 230.574 | 25,2 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 79.139 | -33,19 | 197.600 | -38,81 |
Sắt thép các loại | 57.050 | 4,48 | 111.655 | -71,19 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Ước tính nhập khẩu hạt điều trong quý 1/2019 tăng 0,5% về lượng nhưng giảm 23,9% trị giá so với cùng kỳ.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài đạt 585,5 triệu USD, giảm 9,9% so với 2 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 2/2019 đạt 231,68 triệu USD, giảm 34,7% so với tháng 1/2019 và giảm 13,3% so với tháng 2/2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 1,39 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2018.
-Là thị trường chiếm 64% tổng lượng phân bón xuất khẩu, Đông Nam Á đã trở thành thị trường chủ lực xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil trong tháng 2/2019 giảm mạnh tới 46% so với tháng 1/2019 chỉ đạt 102,3 triệu USD, tuy nhiên tính cả hai tháng đầu năm 2019, con số này chỉ giảm nhẹ 13,44% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 291,6 triệu USD.
Mặc dù hai tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu sang Lào, nhưng ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu từ Lào với kim ngạch khá cao 74,3 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong những năm gần đây, Colombia trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh.
-Tuy chỉ chiếm 0,5% tổng lượng xi măng và clanhke xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2019, nhưng tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Australia lại tăng đột biến so với cùng kỳ 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Bỉ trong tháng 2/2019 đạt 123,7 triệu USD, giảm 53,42% so với tháng 1/2019. Tuy nhiên tính cả hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại nhích nhẹ 10,25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 389,2 triệu USD.
Đây là hai thị trường có tốc độ tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2019, tuy chỉ chiếm 2,8% thị phần.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự