Không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu, ngành điều Việt Nam có thể nói là ngành hiếm hoi xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài.

Nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa từ Nhật Bản đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhóm hàng than đá tăng đột biến gấp 134 lần.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 5 tháng đầu năm 2018 đạt trên 7,32 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, riêng tháng 5/2018 đạt 1,52 tỷ USD, tăng 14,9% so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng 16,6% so với tháng 5/2017.
Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản rất nhiều loại hàng hóa, chủ yếu là máy móc, hàng công nghiệp và nguyên phụ liệu.
Đứng đầu về kim ngạch là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm 24,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, trị giá gần 1,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Tiếp sau là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 20,4%, đạt 1,49 tỷ USD, tăng 30,8%. Nhóm hàng sắt thép chiếm 8,6%, đạt 630,35 triệu USD, tăng 9,8%. Sản phẩm nhựa chiếm 4,5%, đạt 332,34 triệu USD, tăng 10,5%.
Nhìn chung, nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa từ thị trường Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm 2018 đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nổi bật nhất là nhóm hàng than đá mặc dù chỉ đạt 3,24 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng đột biến gấp 134 lần. Bên cạnh đó, nhập khẩu còn tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Điện thoại tăng 176,4%, đạt 70,52 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 104,5%, đạt 83,86 triệu USD; sữa và sản phẩm sữa tăng 88,4%, đạt 11,86 triệu USD; xơ sợi tăng 73,8%, đạt 31,49 triệu USD; dược phẩm tăng 66,6%, đạt 28,64 triệu USD.
Ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu một số nhóm hàng từ Nhật Bản đó là: Ô tô nguyên chiếc giảm 69,6%, đạt 17,18 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 48,6%, đạt 1,18 triệu USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 29,5%, đạt 71,76 triệu USD; hàng điện gia dụng và linh kiện giảm 26%, đạt 6,43 triệu USD.
Nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 5 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T5/2018 | % tăng giảm so với T4/2018 | 5T/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch NK | 1.521.922.462 | 14,93 | 7.323.952.764 | 15,07 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 357.951.662 | 7,61 | 1.795.566.823 | 3,08 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 326.932.141 | 46,39 | 1.492.907.897 | 30,78 |
Sắt thép các loại | 137.974.160 | 14,71 | 630.353.091 | 9,78 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 65.559.855 | 3,67 | 332.337.530 | 10,51 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô | 42.158.009 | -27,1 | 304.981.276 | 23,14 |
Vải các loại | 67.090.660 | 3,35 | 287.778.638 | 14,03 |
Sản phẩm từ sắt thép | 48.483.043 | 4,87 | 227.055.005 | 22,48 |
Kim loại thường khác | 39.597.696 | 1,41 | 215.114.183 | 25,42 |
Phế liệu sắt thép | 34.933.725 | 15,09 | 202.901.926 | 29,91 |
Chất dẻo nguyên liệu | 41.572.190 | 24,95 | 197.679.228 | 22,65 |
Sản phẩm hóa chất | 31.990.384 | 6,57 | 167.878.491 | 7,75 |
Hóa chất | 32.909.709 | -7,54 | 166.724.044 | 0,34 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 26.438.201 | 8,75 | 109.975.563 | 15,25 |
Giấy các loại | 19.421.874 | -3,29 | 96.762.251 | 41,27 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 18.975.455 | 1,91 | 83.857.653 | 104,53 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 25.840.358 | 41,41 | 71.755.853 | -29,46 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 9.012.373 | -40,37 | 70.518.883 | 176,38 |
Sản phẩm từ cao su | 12.377.435 | 12,55 | 61.093.890 | 14,1 |
Dây điện và dây cáp điện | 12.477.400 | 16,23 | 57.911.376 | 11,07 |
Cao su | 10.000.178 | 3,58 | 53.110.481 | -13,83 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 12.744.907 | 105,84 | 44.159.554 | 1,72 |
Hàng thủy sản | 10.570.977 | 47,81 | 42.074.367 | 47,76 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 7.533.762 | -0,49 | 39.674.098 | 9,01 |
Xơ, sợi dệt các loại | 6.567.115 | 29,53 | 31.494.499 | 73,78 |
Dược phẩm | 6.464.062 | 204,39 | 28.639.017 | 66,62 |
Sản phẩm từ giấy | 4.567.102 | 5,72 | 22.102.294 | 7,42 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 10.091.530 | 458,35 | 17.175.372 | -69,55 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 3.547.975 | 121,08 | 14.825.531 | -11,8 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 2.981.163 | 25,15 | 14.618.402 | 19,48 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 2.912.414 | -0,61 | 13.876.716 | 45,48 |
Phân bón các loại | 887.594 | 3,06 | 12.731.334 | -12,19 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 3.073.470 | 23,22 | 12.595.243 | 23,29 |
Sữa và sản phẩm sữa | 3.967.381 | 81,21 | 11.857.280 | 88,37 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 1.980.768 | -3,43 | 9.419.420 | 15,37 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 1.636.388 | 16,07 | 6.433.644 | -25,99 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 900.442 | 23,49 | 3.338.475 | 1,68 |
Than các loại | 1.577.679 |
| 3.237.378 | 13.314,18 |
Quặng và khoáng sản khác | 508.767 | 19,62 | 2.999.746 | -2,8 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 298.858 | -17,74 | 1.177.446 | -48,61 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu, ngành điều Việt Nam có thể nói là ngành hiếm hoi xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài.
Như vậy, sau tháng 10 xuất siêu 500 triệu USD, tháng 11 nhập siêu quay trở lại với mức thâm hụt khoảng 200 triệu USD.
Khi câu chuyện ép trấu củi để xuất khẩu đã trở nên phổ biến thì việc khai thác giá trị từ trấu còn tiếp tục tiến xa hơn.
Với việc đưa gần 90% dòng thuế về 0%, Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu sẽ giúp kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên tăng mạnh
Tình trạng rớt giá của càphê robusta (càphê vối) đã khiến nông dân Việt Nam giảm mạnh lượng càphê bán ra thị trường trong niên vụ 2014-2015.
Xuất khẩu nông sản sang Nga đang giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, nên việc tham gia các hội chợ, triển lãm đang mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Hoạt động ngành chế biến thực phẩm chất lượng cao 35 năm tại Đức, ông Võ Phát Triển bất chấp trở ngại tuổi tác, bệnh tật trở về quê hương đầu tư nhà máy sấy dẻo trái cây, tạo chuỗi giá trị gia tăng cho nông sản Việt.
Với lượng bắp nhập khẩu nhiều như những tháng qua, có khả năng năm nay Việt Nam sẽ vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia nhập khẩu nhiều bắp nhất thế giới.
Bức tranh nông nghiệp không hẳn là màu hồng như khi ta nhìn vào con số xuất siêu của ngành.
Nhiều chuyên gia nhận định nếu có những nỗ lực và đổi thay thực sự trong vấn đề chất lượng, minh bạch thông tin, cá tra Việt Nam hoàn toàn có thể nâng thị phần XK vào EU trong thời gian tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự