Trong khuôn khổ đàm phán TPP,Việt Nam, Canada và Mỹ cân nhắc xóa bỏ thuế quan đối với xe hơi Nhật Bản trong vòng 10—20 năm tới.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thép các loại tăng 44,8% về lượng. Riêng trong tháng 7, lượng thép nhập khẩu thép các loại tăng 74,3% về lượng.
Báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 7 năm 2015, lượng sắt thép thô ước đạt 380,3 nghìn tấn, tăng 13,5% so với cùng kỳ; lượng thép cán ước đạt 360,1 nghìn tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2014; lượng thép thanh, thép góc ước đạt 331,8 nghìn tấn, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, lượng sắt thép thô đạt 2.132,7 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ; thép cán đạt 2.370,7 nghìn tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2014; thép thanh, thép góc đạt 2.176,3 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Đối với thép nhập khẩu, thép nhập các loại từ các thị trường trong tháng 7 tăng 74,3% về lượng và 19,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thép các loại tăng 44,8% về lượng và 15,1% về trị giá; nhập khẩu sản phẩm từ thép tăng 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Từ đầu năm 2015, thị trường nội địa tiêu thụ mặt hàng sắt thép khá tốt. Đây là cơ hội thuận lợi để các nhà sản xuất trong nước bán lượng hàng tồn kho và tăng sản lượng. Tuy nhiên, sản phẩm sắt thép trong nước lại bị sắt thép ngoại giá rẻ cạnh tranh dành gần hết cơ hội.
Khảo sát thị trường dễ thấy, sắt thép ngoại tràn vào Việt Nam nhiều, đặc biệt thép giá rẻ Trung Quốc, đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất thép nội địa. Tuy thép Trung Quốc chất lượng kém so với sắt thép sản xuất trong nước, nhưng vì giá rẻ hơn nên vẫn được thị trường tiêu thụ nhiều.
Không chỉ cạnh tranh với thép giá rẻ Trung Quốc, gần đây doanh nghiệp thép nội địa còn cạnh tranh với thép từ Hàn Quốc, Nhật Bản nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam.
Trong khuôn khổ đàm phán TPP,Việt Nam, Canada và Mỹ cân nhắc xóa bỏ thuế quan đối với xe hơi Nhật Bản trong vòng 10—20 năm tới.
Đó là nội dung cuộc gặp gỡ báo chí chiều 5-8 của phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) với báo chí quanh nội dung Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa VN - EU vừa được công bố cơ bản kết thúc đàm phán...
Số phận của TPP sẽ còn bi đát hơn nữa, nếu một chính khách thuộc Đảng Dân chủ trở thành Tổng thống Mỹ trong năm 2016.
Đức là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất trong khối EU với Việt Nam, đạt hơn 4 tỷ USD. Nhóm các nước EU có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn với Việt Nam còn gồm Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Áo...
Hội thảo "Hỗ trợ các chủ thể phi nhà nước tham gia Hiệp định thương mại tư do Việt Nam - EU" do Trường đại học Ngoại Thương và Viện Konrad Adenauer Stiftung Việt Nam (KAS) đã tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh. Xuất khẩu của Việt Nam vào EU ước tính sẽ tăng thêm 75% đến năm 2020.
Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ hơn 99% dòng thuế nhập khẩu. Đối với số ít dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.
Là hai mặt hàng chủ lực trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhưng từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu cà phê, cao su thường xuyên trong tình trạng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 63/2015/TT-BTC theo đúng trình tự thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng áp dụng mức thuế xuất khẩu sắn lát là 1% hoặc 2% kể từ ngày 01/1/2016.
Theo thống kê của Bộ Công Thương tháng 7 và 7 tháng đầu năm, nhập khẩu một số mặt hàng ngành công nghiệp nặng phân bón và hóa chất có xu hướng tăng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự