Tình từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Malaysia trên 3 tỷ USD, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng đột biến, gấp gần 30lần so với cùng kỳ năm trước.

Sau khi giảm hai tháng liên tiếp, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm đã tăng trở lại, tăng 8,2% so với tháng 4/2019 đạt 96,95 triệu USD trong tháng 5/2019.
Nâng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm 5 tháng năm 2019 lên 444,56 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ.
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm chủ yếu từ New Zealand, các nước Đông Nam Á và EU, tỷ trọng từ các thị trường này chiếm lần lượt 30,54%; 22,88% và 16,61%. So sánh với cùng kỳ năm trước, thì trong 5 tháng đầu năm nay thì kim ngạch nhập từ New Zedaland lại sụt giảm 10,15%, tăng 4,85% các nước Đông Nam Á và sụt gairm 3,67% ở thị trường EU.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thị trước khác nữa như Singapore, Mỹ, Thái Lan, Đức….
Trong số những thị trường cung cấp sữa cho Việt Nam thì New Zealand đạt kim ngạch cao hơn cả, 135,78 triệu USD, giảm 10,15% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 5/2019 Việt Nam cũng đã nhập từ New Zealand 20,54 triệu USD, tăng 3,85% so với tháng 4/2019 nhưng giảm 5,36% so với tháng 5/2018.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Mỹ 57 triệu USD, tăng 15,81% so với cùng kỳ, trong đó tháng 5/2019 đã nhập từ Mỹ 17,32 triệu USD, giảm 16,77% so với tháng 4/2019 nhưng tăng 44,66% so với tháng 5/2018.
Kế đến là các thị trường Singapore, Australia, Thái Lan, Đức, Pháp….
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2109, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, số thị trường này chiếm 64,7%, trong đó Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu từ Bỉ, tuy chỉ đạt trên 2 triệu USD, chiếm 0,46% tỷ trọng nhưng so với cùng kỳ tăng 60,79%, riêng tháng 5/2019 cũng đã nhập từ Bỉ 627,5 nghìn USD, tăng 24,28% so với tháng 4/2019 và tăng 12,99% so với tháng 5/2018.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng mạnh nhập từ thị trường Philippines và Pháp, tăng tương ứng 36,44% và 33,46% tương ứng với 2,73 triệu USD và 18,51 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập từ thị trường Đức, giảm 27,18% chỉ với 19,15 triệu USD.
Thị trường cung cấp sữa và sản phẩm sữa 5 tháng năm 2019
Thị trường | T5/2019 (USD) | +/- so với tháng 4/2019* | 5T/2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
New Zealand | 20.541.627 | 3,85 | 135.780.216 | -10,15 |
Mỹ | 17.321.405 | -16,77 | 57.023.874 | 15,81 |
Singapore | 16.486.254 | 108,28 | 56.944.741 | 4,23 |
Australia | 2.713.402 | -40,11 | 24.593.891 | 128 |
Thái Lan | 2.592.167 | -59,67 | 24.106.864 | -5,53 |
Đức | 4.123.285 | 14,75 | 19.154.220 | -27,18 |
Pháp | 4.492.565 | 4,2 | 18.514.768 | 33,46 |
Nhật Bản | 5.456.094 | 41,76 | 18.015.735 | 51,94 |
Malaysia | 4.708.648 | 1,77 | 17.955.281 | 20,7 |
Hà Lan | 3.667.980 | 28,9 | 14.848.874 | -5,52 |
Ireland | 1.525.091 | 10 | 5.577.104 | -17,18 |
Ba Lan | 2.690.175 | 14,55 | 6.562.506 | -5,44 |
Bỉ | 627.544 | 24,28 | 2.057.457 | 60,79 |
Đan Mạch | 340.568 | 48,36 | 844.064 | 48,2 |
Philippines | 492.626 | -41,29 | 2.730.208 | 36,44 |
Hàn Quốc | 1.112.369 | 94,86 | 5.290.731 | 15,89 |
Tây Ban Nha | 1.122.579 | 334,27 | 6.306.122 | 19,8 |
Thụy Sỹ | 1.635.291 | 37,29 | 6.166.125 |
|
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Tình từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Malaysia trên 3 tỷ USD, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng đột biến, gấp gần 30lần so với cùng kỳ năm trước.
Mexico là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh sau Brazil. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may…
Năm 2018 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Peru đạt khoảng 250 triệu USD. CPTPP có hiệu lực trong năm 2019 tại Peru hứa hẹn sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ thương mại hai nước.
5 tháng đầu năm 2019 số lượng ô tô nhập khẩu tăng mạnh 615,5% so với cùng kỳ năm trước và kim ngạch tăng 475,3%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam tăng trong 3 tháng liên tiếp.
Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 26,81 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 3 liên tiếp.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 giảm cả về lượng, giá và kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2018; cụ thể, lượng xuất khẩu đạt 2,76 triệu tấn, giảm 6,9%, thu về 1,18 tỷ USD, giảm 20,9% và giá trung bình 429,2 USD/tấn, giảm 15%.
Xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 3,18 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Kết thúc tháng 5/2019, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã tăng trở lại 18,3% so với tháng trước đạt 68,86 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2019 lên 292,54 triệu USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự