Với nhiều lợi thế về thuế suất khi thực hiện các hiệp định thương mại, ASEAN đang được kỳ vọng là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam, sẽ lợi thế về thuế

Tuy thị trường Malaysia chỉ đứng thứ 4 lượng phân bón cung cấp cho Việt Nam, nhưng so với quý 1/2017 có mức độ tăng vượt trội gấp hơn 2 lần cả về lượng và trị giá.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 3/2018 Việt Nam đã nhập khẩu 415,3 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 117,9 triệu USD, tăng 72,5% về lượng và 80,5% về trị giá so với tháng 2, nâng lượng phân bón nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 3 (quý 1/2018) đạt 943 nghìn tấn, trị giá 262,6 triệu USD, giảm 23,4% về lượng và 20,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực nhập khẩu phân bón của Việt Nam, nhưng trong quý đầu năm nay nhập khẩu phân bón từ thị trường này lại suy giảm cả lượng và trị giá so với quý 1/2017, giảm lần lượt 36,44% và 38,07% tương ứng với 309 nghìn tấn, trị giá 78,5 triệu USD, giá nhập bình quân cũng giảm 2,55% xuống còn 254,22 USD/tấn.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Belarus, cũng như thị trường Trung Quốc đều sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm tương ứng 24,36% và 19,44%, mặc dù giá bình quân tăng 6,5% đạt 270,55 USD/tấn, với lượng nhập 92,6 nghìn tấn, trị giá 25 triệu USD. Kế đến là thị trường Nhật Bản, Nga, Malaysia, Lào, Canada, Hàn Quốc….
Đặc biệt, trong quý đầu năm nay Việt Nam tăng nhập khẩu phân bón từ thị trường Malaysia với mức tăng vượt trội gấp hơn 2 lần cả về lượng và trị giá, tuy chỉ nhập 56,7 nghìn tấn, đạt 18,2 triệu USD, giá nhập bình quân từ thị trường này cũng tăng 3,2% lên mức 281,94 USD/tấn. Ngoài thị trường Malaysia có mức tăng mạnh, thì trong quý 1/2018 Việt Nam nhập phân bón từ các thị trường Nauy cũng có mức tăng khá, 71.39% về lượng và 82,3% trị giá, giá nhập bình quân đạt 421,16 USD/tấn, tăng 6,36% so với cùng kỳ 2017.
Ở chiều ngược lại, giảm mạnh nhập phân bón từ các thị trường Indonesia, Philippines và Hàn Quốc, giảm tương ứng 84,16%; 57,33% và 44,01% về lượng, trị giá giảm lần lượt 81,98%; 61,01% và 42,55%.
Theo Vinanet
Với nhiều lợi thế về thuế suất khi thực hiện các hiệp định thương mại, ASEAN đang được kỳ vọng là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam, sẽ lợi thế về thuế
Là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Trung Quốc chiếm trên 37% tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm giảm 15,9% về khối lượng và giảm 4,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Tây Ban Nha trong tháng 4/2019 đạt 210,8 triệu USD, sụt giảm (-15,56%) so với tháng trước đó nhưng tính cả 4 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch lại tăng (+9,02%) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 870,5 triệu USD.
Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản nhập khẩu về Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 đạt 561,09 triệu USD, tăng 5,3% so với 4 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 4/2019 đạt 148,6 triệu USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng 3/2019 và tăng 17,7% so với tháng 4/2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Pháp trong tháng 4/2019 có trị giá sụt giảm 26,54%, nhưng tính cả 4 tháng đầu năm 2019, trị giá xuất khẩu lại tăng nhẹ 8,52% so với cùng kỳ năm trước.
Ấn Độ là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Nhu cầu về các mặt hàng rất đa dạng và phong phú.
Việt Nam có chung đường biên giới hữu nghị, hòa bình với Campuchia nên rất thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp và cư dân biên giới.
Tuy là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch, nhưng tốc độ xuất khẩu nhóm hàng kim loại thường khác và sản phẩm sang thị trường Thụy Điển 4 tháng đầu năm 2019 tăng đột biến, gấp hơn 11,5 lần (tương ứng 1054,02%) so với cùng kỳ 2018.
Xuất khẩu hàng rau quả đã khởi sắc, điều này thể hiện trong 4 tháng đầu năm đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 1,4 tỷ USD. Thời gian tới xuất khẩu hàng rau quả tiếp tục tăng trưởng khi nhiều loại trái cây của Việt Nam đã chinh phục được những thị trường khó tính.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự