Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.

5 tháng đầu năm 2019 số lượng ô tô nhập khẩu tăng mạnh 615,5% so với cùng kỳ năm trước và kim ngạch tăng 475,3%.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam sau khi sụt giảm liên tiếp trong tháng 3 và tháng 4/2019 thì sang tháng 5/2019 tăng mạnh 31,9% về số lượng và tăng 26,3% về kim ngạch so với tháng 4/2019, và cũng tăng rất mạnh 521,8% về số lượng và tăng 356,2% về kim ngạch so với tháng 5/2018, nhưng tính chung cả 5 tháng đầu năm 2019 số lượng ô tô nhập khẩu tăng mạnh 615,5% so với cùng kỳ năm trước và kim ngạch tăng 475,3%, đạt 64.795 chiếc, tương đương trên 1,43 tỷ USD.
Ô tô có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam vẫn đứng đầu về số lượng và kim ngạch, 5 tháng đầu năm 2019 tăng mạnh 432,3% về số lượng và tăng 410,1% về kim ngạch so với so với cùng kỳ năm trước, đạt 38.386 chiếc, tương đương 762,95 triệu USD, chiếm 59,2% trong tổng lượng ô tô nhập vào Việt Nam và chiếm 53,5% trong tổng kim ngạch
Ô tô nhập khẩu từ Indonesia – thị trường lớn thứ 2, tăng đột biến gấp 2.434,6 lần về số lượng và gấp 1.530 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 19.477 chiếc, tương đương 276,8 triệu USD, chiếm 30% trong tổng lượng ô tô nhập khẩu và chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch.
Ngoài 2 thị trường chủ đạo trên, Việt Nam còn nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc 2.059 chiếc, trị giá 89,47 triệu USD, tăng 502% về số lượng và tăng 854% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; nhập từ Nhật Bản 1.523 chiếc, trị giá 77,03 triệu USD, tăng 481% về số lượng và tăng 348,5% về kim ngạch; nhập khẩu từ EU 902 chiếc, trị giá 64,77 triệu USD, tăng 321,5% về số lượng và tăng 330,6% về kim ngạch; nhập khẩu từ Mỹ 674 chiếc, trị giá 23,12 triệu USD, tăng gấp 11 lần cả về số lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Về tiêu thụ ô tô tại thị trường trong nước tháng 5 và 5 tháng đầu năm đã tăng mạnh nhờ có sự đóng góp của các dòng xe nhập khẩu, với mức tiêu thụ tăng hơn 200%. Trái ngược với lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước dù vẫn chiếm lượng lớn, song tăng chậm và có chiều hướng giảm, đây cũng được xem là nguyên nhân chính lý giải tại sao thời điểm từ tháng 5 đến nay, hàng loạt hãng xe trong nước đang giảm giá ồ ạt các mẫu xe, cho dù nhiều loại có doanh số cao, mẫu xe chiến lược. Xe nhập tiêu thụ tăng vọt, khiến các hãng xe trong nước buộc phải đua sức, giảm giá để giữ thị trường
Theo công bố của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm bất ngờ tăng mạnh so với tháng trước đó và cùng kỳ năm trước. Về tổng lượng bán xe, theo VAMA, trong tháng 5, có hơn 27.300 chiếc được bán ra, trong đó hơn 19.500 chiếc xe dưới 9 chỗ ngồi, hơn 7.300 chiếc xe thương mại và hơn 500 chiếc xe chuyên dụng, xe tải.
Các dòng xe đều có doanh số tăng, xe du lịch tăng mạnh nhất hơn 36%, xe thương mại hơn 21% và xe chuyên dụng hơn 12%. Về phân loại nguồn gốc xuất xứ, sản lượng xe lắp ráp trong nước bán ra đạt hơn 15.000 chiếc, tăng nhẹ so với tháng trước. Trong khi đó, lượng xe nhập tăng rất mạnh hơn 75%, đạt hơn 12.000 chiếc.
Sedan vẫn là mẫu xe ăn khách với doanh số bán ra hơn 8.000 chiếc, xe đa dụng đứng vị trí thứ 2, xe gia đình đứng ở vị trí thứ 3 và xe pickup đứng ở vị trí thứ 4 về doanh số.
VAMA khẳng định, lượng tiêu thụ xe cá nhân tại Việt Nam trong tháng 5 đã có bước tăng ngoạn mục so với trước. Cụ thể, lượng xe du lịch tăng hơn 5.000 chiếc so với tháng 4, chấm dứt nguy cơ xe du lịch giảm sức mua từ tháng 4/2019.
Theo số liệu của VAMA, thị trường ô tô Việt sớm chạm mốc mới khi tổng doanh số bán xe đạt trên 126.000 chiếc, tăng 23.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Trong đó đặc biệt là sức tăng mạnh của xe cá nhân khi đạt mức bán ra 92.700 chiếc, tăng 24.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, xe du lịch ngày càng có lượng bán ra chiếm tỷ lệ lớn hơn các dòng xe khác. Theo VAMA, từ chỗ lượng bán xe du lịch chỉ chiếm 66% trong 5 tháng đầu năm 2018, đến nay tỷ lệ xe du lịch bán ra tại Việt Nam đã tăng lên 73%, mức tăng 7%/năm.
Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là doanh nghiệp ô tô Việt đang nhường thị trường lại cho các hãng xe nhập, liên doanh nhập xe. Cụ thể, tổng lượng bán ra của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam 5 tháng qua chỉ đạt hơn 75.000 chiếc, giảm hơn 12.000 chiếc, (gần 14%) so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, có thể nói việc bùng nổ thị trường ô tô tại Việt Nam đến từ tác động rất mạnh của các mẫu, dòng xe nhập khẩu đổ bộ ồ ạt khi được bỏ thuế. Các mẫu xe chủ yếu được nhập từ Thái Lan, Indonesia như Honda CRV, HRV, BRV, Brio, Toyota Fortuner, Rush, Avanza, Wigo hay Mitsubishi Xpander, Nisan Terra, Ford Ranger....
Nhập khẩu ô tô vào Việt Nam 5 tháng đầu năm 2019
Thị trường | 5T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (chiếc) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 64.795 | 1.425.152.863 | 615,49 | 475,27 |
Thái Lan | 38.386 | 762.947.981 | 432,25 | 410,06 |
Indonesia | 19.477 | 276.796.961 | 243.362,50 | 152.902,58 |
Trung Quốc | 2.059 | 89.473.296 | 502,05 | 854,23 |
Nhật Bản | 1.523 | 77.033.133 | 481,3 | 348,51 |
EU | 902 | 64.769.795 | 321,5 | 330,58 |
Hoa Kỳ | 674 | 23.116.226 | 1.023,33 | 1.004,41 |
Đức | 655 | 47.500.961 | 280,81 | 387,8 |
Nga | 544 | 46.485.079 | 71,07 | 87,72 |
Hàn Quốc | 310 | 22.951.864 | 174,34 | 369,59 |
Anh | 232 | 15.771.509 | 1.004,76 | 608,56 |
Ấn Độ | 82 | 17.711.627 |
|
|
Canada | 17 | 2.841.611 | 240 | 1.115,96 |
Pháp | 15 | 1.497.325 | -28,57 | -51,36 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép 5 tháng đầu năm 2019 đạt 7,11 tỷ USD tăng 13,9% so với 5 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 5/2019 đạt 1,71 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng 4/2019 và tăng 11,9% so với tháng 5/2018.
Việt Nam và Liên bang Nga đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Liên bang Nga chiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, cà phê... của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nga quan tâm sử dụng.
Tình từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Malaysia trên 3 tỷ USD, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng đột biến, gấp gần 30lần so với cùng kỳ năm trước.
Mexico là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh sau Brazil. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may…
Năm 2018 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Peru đạt khoảng 250 triệu USD. CPTPP có hiệu lực trong năm 2019 tại Peru hứa hẹn sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ thương mại hai nước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam tăng trong 3 tháng liên tiếp.
Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 26,81 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi giảm hai tháng liên tiếp, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm đã tăng trở lại, tăng 8,2% so với tháng 4/2019 đạt 96,95 triệu USD trong tháng 5/2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 3 liên tiếp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự