Theo báo cáo tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2018, thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 1% và đạt 42,3 triệu tấn.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 5/2016 Việt Nam đã nhập khẩu 110,5 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 44 triệu USD, tăng 25,1% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng trước đó, nâng lượng nhập khẩu khí hóa lỏng 5 tháng 2016 lên 513,4 nghìn tấn, trị gí 204,7 triệu USD, tăng 11,6% về lượng nhưng giảm 16,56% về trị giá so với cùng kỳ.
Tổng quan tình hình nhập khẩu khí hóa lỏng từ đầu năm đến nay
| Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | So sánh với tháng trước (%) | |
Lượng | Trị giá | |||
Tháng 1 | 99.182 | 44.049.088 | -4,5 | -19,8 |
Tháng 2 | 126.378 | 46.003.259 | +27,4 | +4,4 |
Tháng 3 | 89.449 | 34.656.565 | -29,2 | -24,7 |
Tháng 4 | 88.050 | 34.889.281 | -1,6 | +0,7 |
Tháng 5 | 110.152 | 44.025.740 | +25,1 | +26,2 |
Qua bảng số liệu trên cho thấy, 5 tháng đầu năm 2016, lượng khí hóa lỏng nhập khẩu biến động, nếu như tháng đầu tiên của năm suy giảm, thì sang tháng 2 tăng và giảm liên tiếp trong hai tháng 3 và 4, nhưng sang tháng 5 lại nhập tăng trở lại.
Việt Nam nhập khẩu khí hóa lỏng chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 36,4% tổng lượng khí nhập khẩu, đạt 187,3 nghìn tấn, trị giá 79,8 triệu USD, tăng 14,28% về lượng, nhưng giảm 12,33% về trị giá so với cùng kỳ 2015.
Đứng thứ hai là thị trường UAE đạt 110,2 nghìn tấn, trị giá 40,2 triệu USD, tăng 58,82% về lượng và tăng 20,88% về trị giá. Kế đến là Qata, đạt 95,5 nghìn tấn, trị giá 36,1 triệu USD, tăng 602,18% về lượng và tăng 388,83% về trị giá.
Đáng chú ý, thị trường cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam trong thời gian này có thêm thị trường Saudi Arabica, với lượng nhập 92,3 nghìn tấn, trị giá 34,2 triệu USD. Đặc biệt, nhập khẩu khí hóa lỏng từ thị trường Indonesia tăng mạnh vượt trội, tăng 1409,98% về lượng và tăng 482,97% về trị giá, tương ứng với 24,8 nghìn tấn, trị giá 10,9 triệu USD.
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay, lượng khí hóa lỏng nhập khẩu từ các thị trường đều với tốc độ tăng trưởng dương, chiếm tới 80% và ngược lại số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 20%.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường cung cấp khí hóa lỏng 5 tháng 2016
Thị trường | 5T2016 | So sánh cùng kỳ 2015 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 513.415 | 204.732.580 | 11,65 | -16,56 |
Trung quốc | 187.354 | 79.813.959 | 14,28 | -12,33 |
UAE | 110.252 | 40.223.422 | 58,82 | 20,88 |
Quata | 95.560 | 36.186.899 | 602,18 | 388,83 |
Indonesia | 24.824 | 10.905.445 | 1.409,98 | 482,97 |
Hàn Quốc | 6.037 | 3.168.453 | -94,42 | -94,49 |
Nguồn: VITIC/Vinanet
Theo báo cáo tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2018, thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 1% và đạt 42,3 triệu tấn.
Doanh nghiệp 2 bên được tận dụng mức thuế ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do EVFTA trong xuất nhập khẩu cũng như thu hút nguồn lực đầu tư.
Mỹ luôn duy trì là thị trường nhập khẩu hàng đầu các mặt hàng thực phẩm, nông sản của Việt Nam như thuỷ sản, điều, cà phê…
Hiện nay, 100% thực phẩm nhập khẩu khi thông quan đều phải kiểm tra chuyên ngành, nhưng tới đây, 95% thực phẩm nhập khẩu sẽ được bỏ qua thủ tục này.
2017 là năm đầu tiên xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng 2 con số nhờ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và thiết kế.
Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các thành viên APEC 10 tháng 2017 thâm hụt 24,36 tỷ USD, bằng 20,2% kim ngạch xuất khẩu sang khối này. Từ năm 2010 đến 10/2017, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ các thành viên APEC 23,73 tỷ USD.
Trong 10 tháng năm 2017, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Viêt Nam trong các thành viên APEC, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 73,3 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 27,6% trong tổng trị giá thương mại song phương giữa Việt Nam và các thành viên APEC.
Gạo Việt đang có nguy cơ mất dần thị phần, vị thế độc tôn ngay trên chính “sân nhà”, trước tiên là ở các kênh phân phối hiện đại.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười ước tính đạt 19,4 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 0,4%.
Mật ong Việt Nam có lượng thủy phần lớn, dễ lên men do khai thác và nuôi không hợp lý.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự