-Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nhật, trị giá 1,26 tỷ USD.

Điện gia dụng và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Thái Lan, đạt trên 647,57 triệu USD
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hàng hóa từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam Lan 7 tháng đầu năm 2018 tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 6,38 tỷ USD.
Riêng tháng 7/2018 nhập khẩu đạt 1,04 tỷ USD, tăng 14,5% so với tháng 6/2018 và tăng 17,6% so với tháng 7/2017.
Trong khi xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan 7 tháng đầu năm nay đạt 3,16 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ. Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ thị trường Thái Lan trên 3,22 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điện gia dụng và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Thái Lan, đạt trên 647,57 triệu USD, chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ 2 về kim ngạch là nhóm hàng nguyên liệu nhựa chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch, đạt 555,15 triệu USD, tăng 59,6% so với cùng kỳ.
Tiếp đến nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 529,52 triệu USD, chiếm 8,3%, tăng 4,6%; hàng rau quả đạt 413,05 triệu USD, chiếm 6,5%, giảm 20%; xăng dầu đạt 406,55 triệu USD, chiếm 6,4%, tăng 45,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 402,62 triệu USD, chiếm 6,3%, tăng 31,8%.
Trong 7 tháng đầu năm nay, nhập khẩu phần lớn các loại hàng hóa từ thị trường Thái Lan đều tăng kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2017. Trong đó, nhóm hàng khí gas tăng mạnh nhất 351%, đạt 67,89 triệu USD; nhập khẩu dầu mỡ động thực vật cũng tăng mạnh 194%, đạt 19,11 triệu USD; chất thơm, mỹ phẩm tăng 70,5%, đạt 65,33 triệu USD; nguyên phụ liệu dược phẩm tăng 61,5%, đạt 1,12 triệu USD; kim loại thường tăng 61%, đạt 203,48 triệu USD.
Tuy nhiên, Việt Nam lại giảm mạnh nhập khẩu một số nhóm hàng từ Thái Lan như: Ngô giảm 75,3% so với cùng kỳ, chỉ đạt 11,36 triệu USD; ô tô nguyên chiếc giảm 25,2%, đạt 294,63 triệu USD; rau quả giảm 20%, đạt 413,05 triệu USD; thuốc trừ sâu giảm 19,4%, đạt 23,93 triệu USD; sắt thép giảm 19,2%, đạt 40,82 triệu USD.
Hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan 7 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng |
T7/2018 |
+/- so với T6/2018 (%)* |
7T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* |
Tổng kim ngạch NK | 1.041.597.074 | 14,48 | 6.382.448.031 | 13,21 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 54.961.164 | -35,6 | 647.571.734 | 9,61 |
Chất dẻo nguyên liệu | 84.791.936 | -8,75 | 555.146.679 | 59,62 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 93.584.023 | 19,69 | 529.516.576 | 4,59 |
Hàng rau quả | 79.797.256 | 36,19 | 413.051.267 | -20,08 |
Xăng dầu các loại | 85.056.788 | 171,8 | 406.546.034 | 45,66 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 51.207.329 | -9,89 | 402.620.386 | 31,81 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô | 51.730.656 | 9,53 | 353.329.873 | 16,52 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 90.197.717 | 64,88 | 294.634.378 | -25,15 |
Hóa chất | 33.337.471 | -10,29 | 237.785.488 | 16,5 |
Kim loại thường khác | 29.419.109 | -10,32 | 203.477.576 | 60,97 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 28.298.153 | 8,66 | 164.068.370 | 25,28 |
Vải các loại | 23.052.368 | 3,65 | 161.767.705 | 26,59 |
Sản phẩm hóa chất | 22.874.438 | -4,78 | 154.332.748 | 7,94 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 20.937.508 | 0,89 | 141.001.533 | 5,62 |
Giấy các loại | 15.268.707 | -8,09 | 110.476.023 | 11,85 |
Sản phẩm từ sắt thép | 15.867.944 | -6,01 | 108.408.907 | 14,26 |
Xơ, sợi dệt các loại | 13.096.545 | 17,2 | 77.324.414 | 29,77 |
Khí đốt hóa lỏng | 17.962.901 | 67,46 | 67.894.040 | 351 |
Cao su | 10.334.699 | 21,41 | 65.689.449 | -2,7 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 10.312.961 | 19,56 | 65.326.480 | 70,47 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 9.518.805 | 2,97 | 62.245.090 | 35,28 |
Dây điện và dây cáp điện | 5.846.544 | -29,15 | 53.389.861 | 19,66 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 6.249.617 | -5,17 | 53.089.834 | -14,28 |
Sản phẩm từ giấy | 12.256.783 | 81,78 | 51.829.399 | -0,1 |
Sản phẩm từ cao su | 9.104.174 | 18,2 | 51.585.600 | 19,44 |
Sắt thép các loại | 4.639.628 | -26,69 | 40.816.415 | -19,18 |
Dược phẩm | 7.023.876 | 29,51 | 39.086.191 | -17,63 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 6.958.725 | -1,41 | 37.378.096 | 5,35 |
Quặng và khoáng sản khác | 4.698.391 | -14,32 | 33.641.911 | 14,8 |
Sữa và sản phẩm sữa | 2.076.583 | -36,29 | 30.854.982 | -12,29 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 4.250.653 | 11,33 | 29.148.963 | -10,78 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 4.702.213 | 22,08 | 27.360.666 | 24,8 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 2.137.292 | -18,91 | 26.892.136 | -3,37 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 4.182.128 | -18 | 26.861.231 | 6,03 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 4.949.705 | 26,59 | 23.934.357 | -19,4 |
Dầu mỡ động, thực vật | 4.550.877 | 730,24 | 19.113.137 | 194,02 |
Hàng thủy sản | 1.659.521 | -19,94 | 12.829.019 | 11,44 |
Ngô | 1.553.281 | 4,41 | 11.360.162 | -75,83 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 1.260.599 | -1,31 | 8.270.204 | 48,82 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 942.283 | 24,65 | 5.549.837 | 8,87 |
Phân bón các loại | 465.768 | -64,74 | 4.134.181 | -13,22 |
Nguyên phụ liệu dược phẩm |
| -100 | 1.121.857 | 61,46 |
Nguyên phụ liệu thuốc lá |
|
| 58.136 | -5,35 |
*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ
Theo Vinanet.vn
-Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nhật, trị giá 1,26 tỷ USD.
Chanh leo đang có thị trường tiêu thụ tốt nên trước mắt Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) dự kiến sẽ quy hoạch khoảng 10.000ha cây trồng này.
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Áo trong 4 tháng năm 2016, thu về 621,04 triệu USD, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 80% tổng trị giá xuất khẩu sang Áo.
Sau khi tăng trưởng kim ngạch trong tháng 3, sang tháng 4 kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm lại giảm 11,4 so với tháng trước chỉ đạt 18,9 triệu USD, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm đạt 86,7 triệu USD, tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2016 đạt 5,91 tỷ USD, tăng 22,57% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 112,6 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 12,58% so với cùng kỳ năm trước.
5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 66,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 67,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Sau khi liên tiếp giảm trong hai tháng đầu năm 2016, nhập khẩu vải tăng liên tiếp.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 6,21 triệu tấn thép, trị giá trên 2,3 tỷ USD (tăng 55,36% về lượng, nhưng giảm nhẹ 0,34% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự