Nhờ cải thiện tốt chất lượng sản phẩm, tận dụng những thuận lợi của thị trường nên tình hình XK gạo đang rất khả quan.

4 triệu tấn hoa quả (tương đương 100 tỷ nhân dân tệ) là những gì thị trường Trung Quốc đang cần. Cơ hội nào cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đối với thị trường lớn như Trung Quốc?
Ông Phạm Ngô Quốc Thắng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Lavifood trao đổi với Pháp Luật TP.HCM tại Hội thảo xúc tiến thương mại, công nghệ và thu hút vốn cho phát triển hợp tác xã Việt Nam diễn ra ngày 18-5.
“Hiện nay, hoa quả tươi đã qua chế biến của công ty xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc là chủ yếu. Bởi thị trường châu Âu thì quá xa, việc bảo quản vẫn chưa đảm bảo để xuất khẩu qua đó”, ông Thắng nói.
Ông Xu De Mao, Hội trưởng Thương hội Xuất nhập khẩu hoa quả Trung Quốc - ASEAN, cho biết: “Sản lượng nhập khẩu hoa quả của Trung Quốc mỗi năm là hơn 4 triệu tấn, tương đương khoảng 100 tỷ nhân dân tệ. Con đường nhập khẩu hoa quả chính ngạch là 80% sản lượng và chỉ có khoảng 20% là nhập qua đường biên mậu (tiểu ngạch)”.
Ông Xu De Mao, Hội trưởng Thương hội Xuất nhập khẩu hoa quả Trung Quốc - Asean cho rằng Việt Nam cần tạo những thương hiệu lớn về sản phẩm nông nghiệp
Theo các chuyên gia thương mại, việc nhập khẩu tiểu ngạch theo thói quen cũ của doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng bị xiết do Chính phủ Trung Quốc xiết chặt giao dịch đường biên.
Những hoa quả của Việt Nam qua đường tiểu ngạch thường không qua được cửa khẩu dẫn đến tình trạng đẩy ngược về cho người tiêu dùng Việt Nam.
Đánh giá về tiềm năng nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với một số mặt hàng rau, củ, quả của Việt Nam, ông Xu De Mao tổng kết: “Thị trường Trung Quốc là thị trường tiềm năng tiêu thụ rất lớn hoa quả Việt Nam. Hoa quả Việt Nam xuất sang Trung Quốc rất nhiều, đặc biệt là quả thanh long, dưa hấu và xoài. Thị trường Trung Quốc nhu cầu lớn quanh năm về thanh long ; sau đó là dưa hấu và xoài.
Một năm, Trung Quốc chỉ có 3 tháng tự cung cấp dưa hấu cho thị trường nội địa, còn lại là hoa quả trái mùa. Cho nên hoa quả Việt Nam có tiềm năng khai thác thị trường Trung Quốc. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao chất lượng sản phẩm?”.
Theo đánh giá của đại diện Thương hội Xuất nhập khẩu hoa quả Trung Quốc - Asean thì việc các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hoa quả vào Trung Quốc với số lượng rất không ổn định là phụ thuộc vào sự cạnh tranh của thị trường. Thị trường Trung Quốc rất lớn nhưng thương hiệu, chất lượng hoa quả của Việt Nam vẫn là vấn đề cần cải thiện để chinh phục được thị trường nhập khẩu chính ngạch của Trung Quốc.
Ông Xu De Mao cũng cho biết Thương hội Xuất nhập khẩu hoa quả Trung Quốc - Asean đang nỗ lực tìm kiếm các tập đoàn lớn trong lĩnh vực chế biên rau củ quả. “Thời gian vừa qua, chúng tôi có tìm những đối tác lớn như Lavifoood, một tập đoàn lớn, chuyên nghiệp trong ngành chế biến rau củ quả của Việt Nam. Chúng tôi hi vọng có nhiều đối tác như vậy hơn”.
Theo Hải Đường
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Nhờ cải thiện tốt chất lượng sản phẩm, tận dụng những thuận lợi của thị trường nên tình hình XK gạo đang rất khả quan.
Quyết định này đánh dấu một chiến thắng cho các nhà sản xuất thép của Mỹ...
Séc là thị trường đáng quan tâm nhất về xuất khẩu sản phẩm túi xách, va li, ô dù , với mức tăng rất mạnh 168,4% về kim ngạch so với cùng kỳ, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,79 triệu USD trong 4 tháng.
Xuất khẩu hạt điều trong 4 tháng đầu năm đã mang về cho VN hơn 1 tỉ USD, tăng hơn 35% về giá so cùng kỳ - mức tăng giá kỷ lục của ngành điều.
Với việc chủ động trong đàm phán và linh hoạt trong tìm kiếm các thị trường thay thế, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nỗ lực vượt các rào cản thương mại để cá tra-basa Việt Nam tiếp tục có mặt tại thị trường Mỹ và nhiều thị trường lớn khác trên thế giới.
Các doanh nghiệp cần phối hợp xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất hàng xuất khẩu đi Mỹ nhằm đem lại nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa của Việt Nam
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018 lượng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tăng mạnh 43,4% về lượng và tăng 61,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,91 triệu tấn, trị giá 1,41 tỷ USD.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thu về 2,6 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ. Một điểm đáng mừng là đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam cũng đang khẳng định vị trí tại thị trường Trung Quốc khi thị phần tại thị trường này được cải thiện.
Tháng 4/2018 nhập khẩu phân bón tăng cả ở lượng và trị giá – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Về sản xuất trong tháng lượng phân Ure giảm nhưng NPK tăng so với tháng trước.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2018, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng 13,8% nhưng kim ngạch giảm 34% so với cùng kỳ do giá xuất bình quân giảm 42% xuống 3.536,4 USD/tấn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự