Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến nay (15/10) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 126,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa bỏ phiếu thông qua việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm đối với mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ 4 nước châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.
Chỉ có tôm xuất khẩu của Brazil đã may mắn vượt qua "cửa ải" này.
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy Âu Vững, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu). Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN
Trong một tuyên bố, ITC xác định rằng việc dỡ bỏ các mức thuế chống bán phá giá với tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam có thể sẽ dẫn tới việc "tiếp tục hoặc tái xảy ra tình trạng thiệt hại đáng kể".
Quyết định của ITC đã gây ra những phản ứng trái chiều. Giám đốc điều hành Liên minh Tôm miền Nam (SSA), ông John Williams đã ca ngợi quyết định của ITC là một tin tốt lành đối với ngành nuôi tôm của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh nếu các nước bị áp thuế chống bán phá giá trên tập trung vào "thương mại công bằng" thì các rào cản trên sẽ được dỡ bỏ. Theo ông, việc Brazil không bị gia hạn áp thuế chống bán phá giá vì quốc gia Nam Mỹ này không xuất khẩu tôm vào Mỹ trong một thời gian rất dài. Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) David Veal cũng cho biết các doanh nghiệp nuôi tôm của Mỹ mong đợi không phải chịu cảnh "ngoại thương không công bằng" trong 5 năm tới.
Tuy nhiên, đại diện của các tập đoàn bán buôn lớn của Mỹ như Performance Food Group, Costco và Publix Super Markets, vốn tiêu thụ khoảng 100.000 tấn tôm mỗi năm, cho rằng không nên tiếp tục áp đặt thuế chống bán phá giá với tôm đông lạnh nhập khẩu.
Trước đó, tại phiên điều trần ở thủ đô Washington D.C vào giữa tháng 3 vừa qua, các đại diện của ASPA và các tổ chức khác đã hối thúc ITC tiếp tục duy trì mức thuế chống bán phá giá đối với những nước trên. Họ cho rằng nếu dỡ bỏ thuế chống bán phá giá thì thị trường Mỹ sẽ rơi vào tình cảnh "tràn ngập" tôm nhập ngoại như hồi đầu những năm 2000.
Trong một diễn biến khác, một nhóm nghị sĩ Quốc hội Mỹ gồm các thượng nghị sĩ Diane Feinstein, Patty Murray, Richard Blumenthal, Elizabeth Warren và Hạ nghị sĩ Rosa DeLauro đã gửi thư cho Văn phòng Trách nhiệm giải trình của Chính phủ Mỹ (GAO) để hối thúc cơ quan này điều tra "an toàn thực phẩm và những kẽ hở trong việc giám sát hải sản nhập khẩu tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người dân Mỹ". Các nghị sĩ này cho biết khoảng 94% hải sản tiêu thụ ở Mỹ được nhập khẩu, khoảng một nửa trong số này được nuôi trồng và có "những vấn đề nghiêm trọng" trong hệ thống giám sát an toàn thực phẩm đối với hải sản nhập khẩu.
TTXVN/Tin Tức
Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến nay (15/10) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 126,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
“Có công thức không nhất thiết phải 12 quốc gia phải thông qua hiệp định và trong TPP có đề cập nếu tổng GDP các nước còn lại vượt qua một ngưỡng nhất định thì TPP vẫn được thông qua".
Đó là một trong những vấn đề mà Hội đồng dân tộc và các cơ quan của Quốc hội đặt ra khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội.
Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Braxin trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 2,723 tỷ USD, triển vọng tiếp cận mốc 4 tỷ USD trong năm 2015.
Lần đầu tiên sau 7 năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của VN thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tại sao giá trị nông sản tuột dốc sau 7 năm?
Xe tải có nguồn gốc Trung Quốc, nhất là loại HOWO (còn gọi là “Hổ vồ”) ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam. Với việc cơi nới, rồi chở quá trọng tải, thời gian qua, những chiếc xe này đã gây ra hệ lụy nghiêm trọng, như: bùng phát xe quá tải, phá hủy đường sá, gây tai nạn giao thông.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định giá bán thép trong quý 4 có thể giảm do chi phí đầu vào giảm dẫn đến các nhà sản xuất giảm giá đầu ra và cạnh tranh.
Dự báo trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê sẽ tăng so với những tháng trước đó, đạt bình quân khoảng 143 nghìn tấn/năm. Năm 2015, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm khoảng 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị so với năm 2014.
Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít doanh nghiệp (DN) thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu (NK) nguyên liệu phục vụ chế biến, XK, đặc biệt là mặt hàng tôm. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.
Trong khi nhiều nước lập tức cấm nhập thịt gà Mỹ khi có dịch bệnh thì cơ quan quản lý Việt Nam chỉ ra thông báo sau gần nửa năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự