Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 năm 2015 ước đạt 505 nghìn tấn với giá trị đạt 228 triệu USD.

Quyết định này đánh dấu một chiến thắng cho các nhà sản xuất thép của Mỹ...
Bộ Thương mại Mỹ ngày 21/5 tuyên bố áp thuế nhập khẩu mạnh tay lên các sản phẩm thép vận chuyển từ Việt Nam nhưng được cho là có xuất xứ Trung Quốc, sau khi kết quả điều tra cuối cùng của Washington xác định những sản phẩm thép này "né" thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ.
Hãng tin Reuters nói rằng quyết định này đánh dấu một chiến thắng cho các nhà sản xuất thép của Mỹ.
Vào năm 2015 và 2016, các công ty thép Mỹ đã thắng trong vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp nhằm vào thép Trung Quốc, nhưng sau đó, thép vẫn chảy mạnh vào thị trường Mỹ từ các quốc gia khác. Đứng trước tình trạng này, ngành thép Mỹ cho rằng thép Trung Quốc đã được vận chuyển tới các nước khác rồi mới xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh thuế.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết Hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp ở mức 256,44% đối với thép cuộn cán nguội (cold-rolled steel) sản xuất tại Việt Nam bằng thép chất nền (substrate) có xuất xứ Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết sẽ đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tương tự đối với thép chống gỉ (corrosion-resistant steel) và thép cuộn cán nguội từ Việt Nam có nguồn gốc là thép cuộn cán nóng (hot-rolled steel) do Trung Quốc sản xuất.
Thép chống gỉ từ Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá 199,43% và thuế chống trợ cấp 39,05% - tuyên bố cho biết.
Những mức thuế này sẽ được cộng thêm với thuế quan 25% đối với hầu hết các sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ theo quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump dựa trên cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với thép và nhôm nhập khẩu.
Bộ Thương mại Mỹ nhất trí với cáo buộc của các nhà sản xuất thép Mỹ rằng, những loại thép bị áp thuế nêu trên được gia công ở Việt Nam để chống gỉ hoặc được cuộn cán nguội để sử dụng cho ô tô và các thiết bị khác, nhưng 90% giá trị sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngành thép toàn cầu đang đối mặt với tình trạng dư thừa công suất, chủ yếu tại Trung Quốc, gây sức ép giảm giá.
Quyết định của Mỹ được đưa ra sau một quyết định của Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 11 năm ngoái nói rằng thép từ Việt Nam vào EU "lách" thuế.
Bộ Thương mại Mỹ nói sau khi thuế chống bán phá giá được áp lên các sản phẩm thép Trung Quốc vào năm 2015, nhập khẩu thép cuộn cán nguội từ Việt Nam vào Mỹ đã vọt lên 215 triệu USD, từ mức 9 triệu USD mỗi năm trước đó, trong khi nhập khẩu thép chống rỉ từ Việt Nam vào Mỹ tăng lên 80 triệu USD từ 2 triệu USD.
Vụ kiện này bắt nguồn từ đơn kiện của các nhà sản xuất thep Mỹ bao gồm Arcelor Mittal, Nucor, AK Steel và United States Steel. Đơn kiện cáo buộc các nhà sản xuất thép Trung Quốc chuyển thép sang Việt Nam ngay sau khi bị Mỹ áp thuế.
Theo Diệp Vũ
Vneconomy
Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 năm 2015 ước đạt 505 nghìn tấn với giá trị đạt 228 triệu USD.
Có ít nhất 21 loại hàng hóa có mức nhập khẩu tăng hơn 20% trong tháng 7/2015.
Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 300 tỷ USD vào năm 2020; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11-12%/năm...
Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) đã ảnh hưởng tới XK cũng như giá cả của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam... Gạo là một trong những mặt hàng đang bị ảnh hưởng ngay từ việc Trung Quốc phá giá NDT.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 8 tháng của năm 2015 lên mức 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, nếu những "nút thắt" về rào cản kỹ thuật không được tháo gỡ thì xuất khẩu sang Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ chỉ dừng ở con số khiêm tốn.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo liên tục sụt giảm cả về lượng lẫn giá trị, dự kiến khó khăn này sẽ kéo dài trong 1-2 năm nữa, tuy nhiên ở tầm trung và dài hạn, xuất khẩu gạo Việt Nam còn nhiều cơ hội gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới không ngừng tăng lên.
Các Bộ trưởng Thương mại đến từ 16 nước châu Á-Thái Bình Dương đã nhất trí về việc bỏ thuế nhập khẩu đối với 80% loại hàng hóa của những nước này trong vòng 10 năm tới.
Nhu cầu gạo toàn cầu sẽ đạt 500 triệu tấn trong 10 năm tới, trong khi các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp Việt Nam mở cửa nhiều thị trường.
Bộ Công Thương đưa ra mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 181,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2015. Tỷ lệ nhập siêu duy trì ở mức 5%, tương đương 9 tỷ USD, xấp xỉ kế hoạch của năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự