Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, mà tốc độ xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ sắt thép sang thị trường Myanmar tăng đột biến, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ.

Bị kiểm tra khắt khe dư lượng kháng sinh, giá sản phẩm cao hơn đối thủ 1-3 USD, thậm chí màu tôm còn bị chê kém đẹp hơn sản phẩm của Ấn Độ, Indonesia... khiến doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt có một năm hoạt động giật lùi.
Chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2015, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban Tôm thuộc Vasep cho biết, chưa năm nào nhóm tôm lại gặp nhiều khó khăn như năm nay.
Từ đầu năm cho đến tháng 11, giá tôm liên tục giảm, các nước xuất khẩu tôm phá giá đồng tiền mạnh. Mặt khác, tại thị trường Mỹ, hàng Việt bị kiểm tra gắt gao về kháng sinh và đưa ra chuẩn kháng sinh quá thấp khiến cho nhiều lô hàng tôm của Việt Nam bị trả về dẫn tới lượng tồn kho trong nước tăng cao.
“Vì quá khắt khe nên ngay cả những con tôm nhỏ của Việt Nam không cho ăn gì hay nuôi quảng canh trong rừng (hình thức nuôi dựa vào thức ăn tự nhiên trong ao) được Nhật đánh giá cao về chất lượng, nhưng, khi các tổ chức của Mỹ kiểm tra thì vẫn nhiễm khánh sinh. Thực tế, chúng chỉ ở mức sai số thiết bị đo. Bởi lẽ, các nhà nhập khẩu Mỹ không muốn nhận thêm hàng vì giá tôm liên tục giảm”, ông Quang nói.
Ông cho biết thêm, dựa vào quy định đó mà nhiều nhà nhập khẩu Mỹ nhập tôm từ năm 2014 chưa bán hết trả hàng về khiến các doanh nghiệp tôm trong nước lao đao. “Ngay chính Minh Phú cũng đang phải gồng mình. Đến tháng 6/2015, chúng tôi tồn kho tới 200.000 tấn”, ông Quang bộc bạch và cho biết thêm, bên cạnh những quy định khắt khe, một thách thức nữa mà ngành tôm đang gặp phải là màu tôm của Việt Nam nhạt hơn so với các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan nên rất khó bán. Hiện, vẫn chưa có giải pháp tăng màu cho tôm.
Đồng tình với quan điểm của ông Quang, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Vasep cũng cho hay, sở dĩ tôm Việt Nam đang bị đánh giá kém về chất lượng là do quỹ đất Việt Nam hạn hẹp. Người dân chỉ có một ao nên nuôi đợt một rồi đến đợt 2,3... dẫn tới hạn chế chất lượng tôm. Không những vậy, đồng tiền các nước đối thủ phá giá cũng khiến cho doanh nghiệp gặp khó, người nuôi cũng lao đao theo nên nhiều hộ bỏ nuôi tôm.
Còn về giá sản phẩm, tôm Việt vẫn cao hơn so với các nước đối thủ. Chi phí sản xuất tăng do đầu vào phụ thuộc các nguồn cung cấp nước ngoài (con giống, thức ăn, thuốc thú y). Giá thành sản xuất một con tôm giống Việt Nam cao gấp 2 lần so với Ấn Độ. Trong khi đó, nhiều yếu tố môi trường và dịch bệnh, tỷ lệ tôm nuôi thành công của Việt Nam thấp, khoảng 33-35%, còn Indonesia, Ấn Độ tới 70%. Do vậy, giá tôm nguyên liệu của Việt Nam cao hơn đối thủ 1-3 USD một kg.
Thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho thấy, cả năm xuất khẩu tôm ước đạt gần 3 tỷ USD, giảm 25% so với 2014. Tôm Việt chỉ xuất được qua 92 thị trường, giảm so với 150 thị trường của năm 2014. Đáng chú ý, các thị trường chính như Mỹ, Nhật giảm 20-35%. Riêng Thụy Sĩ giảm đến 46,4%...
Để tôm Việt có hướng đi mới, theo các doanh nghiệp và Vasep, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn cho tôm. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao thay vì phần lớn bán tôm nguyên liệu… Ngược lại, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngoài sự hỗ trợ của Bộ, các doanh nghiệp cũng cần luôn trong tư thế sẵn sàng khi thị trường cạnh tranh khốc liệt, đồng thời, tìm mọi giải pháp để giảm giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp – nông dân – cơ quan quản lý phải gắn kết lại với nhau mới tạo ra được sản phẩm cạnh tranh và bền vững.
Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016 của lĩnh vực tôm, Vasep dự báo, xuất khẩu tôm tiếp tục bị ảnh hưởng của làn sóng giảm giá và áp lực cạnh tranh. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn sẽ có được tác động tích cực từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) với việc xuất khẩu sang các thị trường chính như Hàn Quốc, Asean, Nhật Bản, EU. Dự báo tôm xuất khẩu 2016 sẽ phục hồi đạt 3,3 tỷ USD, tăng 12% so với 2015.
Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, mà tốc độ xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ sắt thép sang thị trường Myanmar tăng đột biến, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ.
Hàng hóa xuất khẩu sang Đức đa số đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng chè tăng mạnh nhất 132,3%, đạt 0,97 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc trong 5 tháng 2018 sang các thị trường đều có kim ngạch tăng trưởng chiếm 75%, trong đó xuất sang Ghana và Indonesia tăng vượt trội.
Nhập khẩu đá quý, kim loại quý 5 tháng tăng 20,6%, đạt 256,84 triệu USD.
Cả 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta đều có sự tăng trưởng manh và đạt tổng trị giá kim ngạch 74,06 tỷ USD, chiếm trên 71,3% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trung Quốc nhập khẩu rau quả chiếm tỷ trọng đến 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nam Phi 5 tháng 2018 đạt 337,1 triệu USD, tăng 9,36% so với cùng kỳ năm 2017. Tính riêng tháng 5/2018, kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi đạt 69,6 triệu USD, tăng 6,04% so với tháng 4/2018 nhưng giảm 2,87% so với tháng 5/2017.
Xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng đột biến gấp 290,8 lần về lượng và tăng gấp 269,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 45.025 tấn chè các loại, thu về 71,11 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá chè xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm ở mức 1.579,4 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong rổ hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2018, điện thoại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch, đạt 19,3 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự