Trong 28 thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vừa ký Hiệp định thương mại tư do với Việt Nam (EVFTA), Đức là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.

Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 2 thị trường tăng kim ngạch là Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu ra thị trường nước ngoài trong tháng 5/2019 chỉ tăng nhẹ 1,9% về khối lượng nhưng giảm 0,8% về kim ngạch và giảm 2,6% về giá so với tháng 4/2019, đạt 38.016 tấn, tương đương 93,43 triệu USD, giá trung bình 2.457,7 USD/tấn.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 145.917 tấn hạt tiêu, tương đương 376,37 triệu USD, giá trung bình 2.579,4 USD/tấn, tăng 32,8% về lượng nhưng giảm 1,5% về kim ngạch và giảm 25,8% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Tháng 5/2019, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với tháng 5/2018; cụ thể, xuất sang Mỹ 5.149 tấn, trị giá 13,58 triệu USD, tăng 13,5% về lượng, nhưng giảm 7,1% về trị giá. Đáng chú ý, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang một số thị trường tăng trưởng 3 con số như Đức tăng 112,5%, Pakistan tăng 104,4%, U.A.E tăng 133%, Myanma tăng 316%.
5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường lớn đều tăng trưởng 2 con số về lượng, nhưng giảm về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, lượng đạt 23.790 tấn, trị giá 66,5 triệu USD, tăng 26,6% về lượng, nhưng giảm 6,5 % về trị giá.
Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 2 thị trường tăng kim ngạch là Thổ Nhĩ Kỳ và Đức; trong đó , xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 10,8%, đạt 4,04 triệu USD; Đức tăng 4%, đạt 16,94 triệu USD.
Trên thị trường thế giới, giá hạt tiêu toàn cầu tăng trở lại, nhưng xu hướng tăng được dự báo sẽ khó duy trì lâu do nguồn cung dồi dào. Theo số liệu từ Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế, năm 2019 sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng, dự kiến đạt khoảng 602.000 tấn, tăng 8,27%, trong đó Brazil tăng 28%, Campuchia tăng 17%, Sri Lanka tăng 44%, đạt 26.700 tấn; riêng Việt Nam dự báo sản lượng đạt 240.000 tấn, tăng khoảng 9% do diện tích trồng mới từ năm 2014-2016 bắt đầu cho thu hoạch.
Xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng đầu năm 2019
Thị trường | 5T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 145.917 | 376.373.121 | 32,76 | -1,5 |
Mỹ | 23.790 | 66.502.281 | 26,64 | -6,47 |
Ấn Độ | 12.212 | 30.231.542 | 13,8 | -16,96 |
Đức | 5.706 | 16.944.732 | 40,2 | 3,96 |
Pakistan | 6.869 | 16.809.148 | 10,35 | -18,24 |
U.A.E | 6.061 | 14.297.931 | 22,22 | -8,44 |
Hà Lan | 3.967 | 13.976.023 | 25,82 | -5,48 |
Thái Lan | 3.205 | 9.749.721 | 22,37 | -15,21 |
Ai Cập | 4.225 | 9.029.237 | 24,41 | -3,67 |
Hàn Quốc | 2.967 | 8.251.348 | 19,01 | -10,2 |
Anh | 1.938 | 6.573.752 | 14,07 | -17,62 |
Philippines | 2.478 | 5.424.852 | 17,83 | -8,6 |
Saudi Arabia | 1.909 | 4.826.666 |
|
|
Nga | 2.143 | 4.793.795 | 19,85 | -7,86 |
Myanmar | 1.834 | 4.299.592 |
|
|
Nam Phi | 1.409 | 4.118.789 | 10,6 | -22,9 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.817 | 4.041.541 | 45,94 | 10,67 |
Canada | 1.355 | 4.022.039 | 8,66 | -21,23 |
Tây Ban Nha | 1.138 | 3.398.040 | 2,15 | -16,16 |
Senegal | 1.469 | 3.349.323 |
|
|
Australia | 825 | 3.022.792 | -17,99 | -35,37 |
Ba Lan | 1.017 | 2.813.298 | 18,39 | -8,51 |
Nhật Bản | 1.134 | 2.605.363 | -7,58 | -59,29 |
Pháp | 761 | 2.302.124 | 15,65 | -13,21 |
Malaysia | 662 | 1.845.387 | 22,59 | -15,11 |
Ukraine | 660 | 1.490.494 | -27,95 | -46,89 |
Singapore | 524 | 1.322.727 | -55,82 | -66,77 |
Italia | 424 | 1.269.374 | -9,21 | -32,12 |
Algeria | 403 | 936.920 |
|
|
Kuwait | 273 | 712.787 | -26,81 | -46,61 |
Bỉ | 119 | 449.504 | -28,31 | -41,49 |
Sri Lanka | 150 | 429.300 |
|
|
(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Trong 28 thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vừa ký Hiệp định thương mại tư do với Việt Nam (EVFTA), Đức là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.
Xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm 2019 đạt 12,19 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2018.
5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Sau khi sụt giảm ở tháng 4/2019, sang tháng 5/2019 xuất khẩu cao su đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,7%; 3,1% đạt 77,4 nghìn tấn, trị giá 111,7 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 1,06 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước; thu về 409,02 triệu USD, giảm 12,6%; giá xuất khẩu trung bình đạt 385 USD/tấn, tăng 7,9%.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hy Lạp trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 111,84 triệu USD, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm 2018.
Về kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng vượt bậc, gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua (từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên hơn 4,6 tỷ USD năm 2018). Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Italy tại ASEAN và ngược lại, Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU.
Kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao (7/1/1972), phát triển thành đối tác chiến lược (7/2007) và trở thành đối tác chiến lược toàn diện (9/2016), thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ từng bước khởi sắc. Hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã và đang xây dựng, đổi mới, hoàn thiện theo hướng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự