Trong tháng 8, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 3,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng 7. Đây là mặt hàng có đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2015.

Trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam đạt 50%.
Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ sau ngành điện tử về giá trị xuất khẩu hàng năm.
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, riêng trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ngành này đạt 14,9 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân do năm 2015, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng các hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, EU và Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan được ký kết, cơ hội tăng trưởng cho hàng dệt may Việt Nam tiếp tục được mở rộng. Trong đó, trừ Hiệp định TPP, các hiệp định nói trên đều đã kết thúc đàm phán để tiến tới ký kết trong năm 2015.
Sức khỏe của các nền kinh tế lớn cũng có ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, các nền kinh tế đầu tàu thế giới đang có những tín hiệu hồi phục tích cực.
Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam chiếm 50%. Trong khi đó, dù kinh tế Nhật Bản vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này vẫn ở mức tăng trưởng khá đạt 12%. Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 8%, sang Đức và Anh đều ở mức 3%.
![]() |
Bình Trần
Theo Vinanet
Trong tháng 8, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 3,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng 7. Đây là mặt hàng có đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2015.
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong tháng 8/2015 đạt mức cao nhất kể từ năm 2010.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khẳng định: năm 2015, xuất khẩu gỗ sẽ đạt trên 7 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% (so với 6,3 tỷ USD của năm 2014).
Theo số liệu thống kê từ ITC, năm 2014, Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu cà phê, chiếm 19,09% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của thế giới. Và Việt Nam, đang là quốc gia lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại nước này, sau Brazil và Colombia.
Giá trên các thị trường cà phê vẫn ở các mức thấp nhất của niên vụ. Bên bán chờ giá cao hơn để bán, bên mua chờ giá thấp nữa để mua, nhưng giá trên thị trường không thay đổi sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed.
Giày dép Việt Nam xuất khẩu sang 49 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại giày dép của Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 2,7 tỉ USD.
Vừa qua Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế cuối cùng cho tôm nhập khẩu từ Việt Nam (VN) giai đoạn POR9.
Trung Quốc là thị trường quan trọng cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam với lượng cầu khổng lồ. Mặt hàng gỗ đã góp phần quan trọng cho Việt Nam giảm mức thâm hụt trong quan hệ giao thương với Trung Quốc…
Thủ tướng đã duyệt Đề án trong đó khuyến khích, tạo điều kiện thành lập kho ngoại quan để cung ứng hàng hóa kịp thời cho các hệ thống phân phối nước ngoài.
Ông Tô Xuân Phúc, Đại diện tổ chức Forest Trends cho biết như vậy tại hội thảo “Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2012-2014” diễn ra sáng nay 15/9.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự